Mỹ đảm bảo lưu thông qua eo biển "huyết mạch" Hormuz

Tú Anh (Theo AP)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - “Chúng tôi sẽ xây dựng một tập hợp các quốc gia có quyền lợi sâu sắc trong việc giữ cho eo biển (Hormuz) luôn rộng mở”, ông ông Pompeo nói.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thông qua điện đàm đang nỗ lực thuyết phục các lãnh đạo châu Á và châu Âu rằng Iran đứng sau vụ tấn công tàu chở dầu trên tuyến đường biển huyết mạch ở Trung Đông vừa qua.

Ông Pompeo cho rằng đây là vấn đề mà không chỉ Mỹ cũng như cộng đồng quốc tế cần đối phó.

Trao đổi với truyền thông cuối tuần qua, Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh những bằng chứng Mỹ đưa ra vừa qua là xác thực, theo đó Iran bị cáo buộc tấn công hai tàu chở dầu vào tuần trước gần eo biển Hormuz.

“Chúng tôi sẽ xây dựng một tập hợp các quốc gia có quyền lợi sâu sắc trong việc giữ cho eo biển này luôn rộng mở”, ông ông Pompeo nói.

 Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.

Ông Pompeo cũng cho biết đã thực hiện một số điện đàm và tiếp tục trong hôm nay vì một “thế giới đoàn kết”

Iran đã phủ nhận liên quan đến các cuộc tấn công và cáo buộc Mỹ đã thúc đẩy một chiến dịch tẩy chay Tehran.

Về khả năng Mỹ có triển khai quân sự tại khu vực này, Ngoại trưởng Mỹ cho rằng đây cũng có thể là một trong những lựa chọn mà Tổng thống Donald Trump cân nhắc nhằm duy trì sự cởi mở thông thương của tuyến chở dầu huyết mạch tại khu vực Trung Đông này.

Tổng thống Trump năm ngoái đã rút Mỹ khỏi hiệp định hạt nhân được Mỹ dưới thời ông Barack Obama ký kết cùng một số quốc gia khác trong nhóm P5+1. Theo đó, Iran hạn chế lại chương trình hạt nhân để đổi lấy được dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.

Tuy nhiên, cùng với quyết định hồi năm ngoái, ông Trump cũng áp các lệnh trừng phạt và kết thúc chương trình miễn phạt cho các nước mua dầu Iran, đẩy tình hình Tehran và Washington vào căng thẳng.

Nguồn thu từ dầu của Iran bị sụt giảm, cùng lúc giới chức Mỹ trưng bằng chứng do thám khẳng định Iran chuẩn bị tấn công Mỹ và gây ảnh hưởng tới lợi ích của Washington tại vùng Vịnh. Trước những thông tin này, các đồng minh châu Âu nhiều lần kêu gọi sự điều tra đích xác, với lo ngại ông Trump đang làm găng với quốc gia mà ông vẫn coi là đối địch hàng đầu với Mỹ.

Theo Ngoại trưởng Pompeo, lượng cung dầu lượng cung dầu từ eo biển Hormuz – vị trí giữa Vịnh Ba tư và Vịnh Oman. Cơ quan Thông tin Năn glượng Mỹ cho biết, 16% nhập khẩu dầu hỏa của Mỹ tới từ vịnh Ba Tư trong năm 2018.

Ngược lại, khoảng 80% lượng dầu thông thương ở khu vực eo biển này nhằm cung cấp cho các nước “đói năng lượng” ở châu Á, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc. Do đó, những nước này cần sự an ninh ổn định để duy trì eo biển trên, theo Ngoại trưởng Mỹ.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần