Mỹ tiếp tục cảnh báo Đức về dự án Dòng chảy Phương Bắc 2
Kinhtedothi - Ngoại trưởng Mỹ tái khẳng định rằng Washington phản đối việc thực hiện dự án đường ống Nord Stream 2 trong cuộc gặp với người đồng cấp Đức Heiko Maas hôm 23/3.
Tin liên quan
-
Vì sao Mỹ khó có thể ngăn Dòng chảy Phương Bắc 2 của Nga hoàn thành?
- Dòng chảy Phương Bắc 2: Các đối tác châu Âu cam kết ủng hộ dù Mỹ cảnh báo trừng phạt
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 24/3 cho biết, Ngoại trưởng Antony Blinken đã có cuộc gặp ngắn với Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas vào tối thứ Ba tại Brussels, bên lề cuộc họp thượng đỉnh Ngoại trưởng NATO.
Trong cuộc gặp này, Bộ trưởng Blinken đã bày tỏ sự phản đối về việc thực hiện dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 của Nga. "Bộ trưởng Blinken nhấn mạnh cam kết của Mỹ trong việc hợp tác với các đồng minh trong nhiều vấn đề địa chính trị quốc tế. Ngoại trưởng Blinken cũng tái khẳng định quan điểm phản đối của Mỹ đối với tuyến đường ống khí đốt Dòng chảy Phương Bắc 2" - thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ.
Hai Ngoại trưởng Đức và Mỹ cũng thảo luận về Aghanistan và nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ đối với vấn đề này. Đặc biệt, hai quan chức ngoại giao cấp cao cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác song phương và xuyên Đại Tây Dương.
Theo một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ, trong cuộc gặp với người đồng cấp Đức, Ngoại trưởng Blinken đã "lặp lại quan điểm của chính quyền Washington đối với Dòng chảy Phương Bắc 2, đã được phản ánh trong tuyên bố được ông đưa ra vào tuần trước".
Quan chức này cho biết, ông Blinken nêu rõ: "Dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 là một thỏa thuận tồi mà chúng tôi luôn phản đối”.
Dự án Dòng chảy phương Bắc 2 là hệ thống đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Đức qua Biển Baltic, nằm trong vùng lãnh hải của Đan Mạch, Phần Lan, Đức, Nga và Thụy Điển.
Mỹ từ lâu chỉ trích dự án này, đồng thời đe dọa trừng phạt các công ty tham gia xây dựng đường ống. Mỹ cũng đang tìm cách bán khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ các mỏ đá phiến sang châu Âu,
Công trình xây dựng tuyến đường ống đưa khí đốt từ Nga sang Đức bị đình chỉ vào tháng 12/2019 sau khi công ty Thụy Sĩ Allseas từ chối thi công do các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Tuy nhiên, vào tháng 12/2020, Nord Stream 2 AG - nhà thầu chính của Dòng chảy Phương Bắc 2, đã nối lại hoạt động xây dựng phần đường ống còn dang dở trong vùng đặc quyền kinh tế của Đức. Nord Stream 2 AG hiện đang thực hiện tuyến đường ống tại vùng lãnh hải của Đan Mạch.
Dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 hiện đã hoàn thành gần 95% việc xây dựng. Gazprom - chủ đầu tư Dòng chảy Phương Bắc 2 lên kế hoạch hoàn thành toàn bộ dự án vào cuối năm nay.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Chủ tịch Tập Cận Bình: Trung Quốc sẽ không bao giờ tìm kiếm sự bá quyền thế giới
Kinhtedothi - Phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) 2021 hôm 20/4, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận ...XEM THÊM -
WHO: Dịch Covid-19 sẽ được kiểm soát trong vòng vài tháng tới
Kinhtedothi - Lãnh đạo Tổ chức Y tế thế giới hôm 19/4 cho biết đang có đủ công cụ để kiểm soát dịch Covid-19 trong nh...XEM THÊM -
Diễn đàn Bác Ngao 2021: Trung Quốc "lùi 1 bước để tiến 2 bước"?
Kinhtedothi - Trung Quốc tận dụng Diễn đàn Bác Ngao lần này để nỗ lực thu hút các nhà đầu tư nước ngoài hậu đại dịch ...XEM THÊM -
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Đề cao vai trò kinh tế châu Á, thúc đẩy quản trị toàn cầu
Kinhtedothi - Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) 2021 được đánh giá là cơ hội vàng để xây dựng lại niềm tin giữa các quốc...XEM THÊM -
Nga "lôi" Mỹ vào căng thẳng trục xuất ngoại giao với Czech
Kinhtedothi - Phía Nga khẳng định Mỹ đứng sau quyết định trục xuất ngoại giao gây căng thẳng vừa qua của Cộng hòa Czech.XEM THÊM -
Di sản V4: Cơ hội khám phá các nền văn hóa Trung Âu
Kinhtedothi - Cuộc thi viết cho người dùng Wikipedia quy mô lớn lần này sẽ là trải nghiệm quý giá khám phá đất nước, ...XEM THÊM
-
“Tổng thống Mỹ và Nga sẽ gặp nhau trong hoàn cảnh thích hợp”
Kinhtedothi - Tuyên bố trên vừa được Cố vấn An ninh Nhà Trắng Jake Sullivan thông báo hôm 18/4, khi đề cập đến kế hoạch tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Biden - Putin.19-04-2021 13:57
-
Bảo vệ khí hậu trái đất: Chủ đề chung, mục tiêu riêng
Kinhtedothi - Bảo vệ khí hậu trái đất cho đến nay đã được rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới coi trọng là mục tiêu quốc gia trong phát triển kinh tế - xã hội cũng như trong quan hệ đ...19-04-2021 13:23
-
Đằng sau mức tăng trưởng GDP kỷ lục của Trung Quốc
Kinhtedothi - Trung Quốc vừa báo cáo tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2021 đạt 18,3%, tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm ngoái và ghi nhận mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1992. Tuy nhiên, ...19-04-2021 13:21
-
Trong 48 giờ, Tổng thống Mỹ "nói lại" chính sách tiếp nhận di cư vì bị phản đối
Kinhtedothi - Từng hứa hẹn sẽ nâng mức trần tiếp nhận người tị nạn vào Mỹ lên hơn 60.000 người trong năm nay, Tổng thống Joe Biden mới đây cho biết, con số này sẽ chỉ ở mức 15.000.18-04-2021 15:07
-
Thái Lan xác nhận Thống tướng Myanmar tham dự Thượng đỉnh ASEAN sắp tới
Kinhtedothi - Đây cũng được coi là chuyến công du chính thức đầu tiên của ông Min Aung Hlaing kể từ chính biến ngày 1/2 theo đó quân đội lên nắm quyền tại quốc gia này.18-04-2021 10:45
- Giá vàng đảo chiều tăng, nguy cơ lạm phát
- Dấu ấn Hoàng Nhuận Cầm với sinh viên trường ĐH Tổng hợp
- Quan hệ giữa EU - Nga: Lực bất tòng tâm
- Bloomberg: 2 nền kinh tế có "sức chống chọi khủng khiếp" trước khủng hoảng toàn cầu
- Bốn phương tụ hội về đất Tổ
- Sức mạnh nguồn cội
- Giải mã thời kỳ dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc
- Dòng tiền đổ vào ngân hàng đang chậm lại
- Thương mại điện tử “lên ngôi”