Nâng cao chất lượng không gian công cộng các khu ở hiện đại tại Hà Nội

PGS.TS.KTS. Phạm Trọng Thuật
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Để có được một khu ở phát triển bền vững, trước hết phải tạo dựng một không gian công cộng hợp lý trên cơ sở xây dựng và bổ sung hoàn thiện cho không gian ở trong phạm vi khu ở.

Vừa qua, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội và Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học cấp TP “Phát triển thị trường Bất động sản - Tạo lập không gian sống văn minh ở Thủ đô Hà Nội”.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Tại hội thảo PGS.TS.KTS. Phạm Trọng Thuật - Chủ tịch Hội đồng Trường, Trưởng Bộ môn Kiến trúc Nhà ở, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đóng góp vào Hội thảo tham luận Nâng cao chất lượng không gian công cộng các khu ở hiện đại tại Hà Nội.
Theo tham luận, có thể hiểu về đô thị là hình thái dân cư của xã hội loài người ở trình độ phát triển cao. Đặc trưng của đô thị là môi trường nhân tạo, qua nhiều thời đại, thế hệ nối tiếp thế hệ, là sự đan xen của quá khứ với tương lai thông qua hiện tại, thì yếu tố “môi trường nhân tạo” ở đây bao gồm cả nhà ở của cư dân đô thị. Môi trường nhân tạo ấy được tạo dựng bởi các không gian thành phần, một trong những không gian quyết định tính chất và đặc thù của môI trường đó là không gian công cộng tại nơi cư trú. Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy một qui luật rõ nét: Quá trình tồn tại phát triển của nhà ở dân cư đô thị nói chung và không gian công cộng tại nơi cư trú song song và đồng biến với sự phát triển của quá trình đô thị hóa.
Cấu trúc của đô thị bao giờ cũng phản ánh thực chất trình độ phát triển của phương thức sản xuất. Một trong những đặc trưng của đô thị châu Á nói chung và Việt nam nói riêng là “sự pha trộn không thể tách rời giữa thành thị và nông thôn”. Điều đó tác động trực tiếp lên sự tồn tại và phát triển cũng như cơ cấu đô thị và quyết định tính đặc thù nhà ở cư dân đô thị. Chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố, cấu trúc không gian sinh hoạt tại các đơn vị ở tại Hà nội mang đầy đủ các yếu tố đặc trưng về phong cách sống của một đô thị Việt nam điển hình.
Thực tế trên thế giới đã chứng minh chỉ có một không gian ở hợp lý khi nó được sống trong một môi trường giao tiếp lành mạnh, và thực tế cũng chứng minh rằng khi có một hệ thống không gian công cộng hợp lý thì cơ cấu một khu ở mới có cái gốc để tồn tại và phát triển. Nói cách khác, không gian công cộng trong khu ở là một bộ phận quan trọng quyết định và chi phối sự tồn tại và phát triển của khu ở đó. Vì vậy vấn đề được đặt ra: Để có được một khu ở phát triển bền vững, trước hết phải tạo dựng một không gian công cộng hợp lý trên cơ sở xây dựng và bổ sung hoàn thiện cho không gian ở trong phạm vi khu ở.
Để rõ hơn về vấn đề này, mời quý độc giả xem toàn văn bài viết tại đây