Nâng cao trình độ cho chủ thể giám sát, phản biện xã hội

Việt An
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 21/12, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức tọa đàm nâng cao chất lượng hoạt động giám sát và phản biện xã hội.

Toàn cảnh hội nghị
9 ý kiến phát biểu của cán bộ mặt trận và các nhà khoa học, là thành viên các hội đồng tư vấn của MTTQ TP đã nêu rõ những tồn tại, hạn chế trong thực hiện giám sát, phản biện xã hội thời gian qua tại các địa phương. Đó là, vai trò lãnh đạo của một số cấp ủy đảng đối với công tác này chưa sâu sát, kịp thời; nhiều nơi còn lúng túng trong việc lựa chọn và đưa ra các tiêu chí để lựa chọn nội dung giám sát, phản biện cho phù hợp; hoạt động phản biện xã hội chủ yếu mới thực hiện ở cấp TP, cấp huyện; trình độ năng lực và kỹ năng của một số cán bộ MTTQ, các đoàn thể trong việc tổ chức giám sát và phản biện còn hạn chế; việc giám sát, đôn đốc thực hiện sau giám sát, phản biện xã hội hiệu quả chưa cao…
Các đại biểu đã kiến nghị, để giám sát và phản biện xã hội có chất lượng và hiệu quả phải được thực hiện tốt hơn nữa mối quan hệ giữa tổ chức Đảng, chính quyền với MTTQ và các đoàn thể; chủ thể giám sát và phản biện phải có bản lĩnh, trình độ chuyên môn, năng lực nhìn nhận, phân tích đánh giá đúng vấn đề…
Đại diện Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP đã tiếp thu những cách làm hay, những giải pháp có hiệu quả để thống nhất đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện Quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị trong thời gian tới. Qua buổi tọa đàm giúp cán bộ mặt trận có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong thực hiện Quyết định 217, 218, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần