Nếu sản xuất tại Mỹ, giá iPhone có thể tăng gấp ba
Kinhtedothi - Trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, các chuyên gia cảnh báo giá iPhone có thể tăng gấp 3 lần nếu sản xuất tại Mỹ.
Mới đây, chính quyền Tổng thống Donal Trump đã áp đặt các mức thuế quan cao đối với các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc khiến căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung bùng nổ.
Theo ước tính của chuyên gia phân tích công nghệ Dan Ives thì chi phí để sản xuất một chiếc iPhone tại Mỹ sẽ cao hơn gấp 2 - 3 lần so với tại Trung Quốc. Như vậy, một mẫu iPhone cao cấp như iPhone 15 Pro Max hiện có giá 1.200 USD có thể bị đội giá lên đến 3.500 USD nếu toàn bộ quá trình sản xuất chuyển về Mỹ.

Nếu sản xuất tại Mỹ, giá iPhone có thể tăng gấp 3.
Nguyên nhân đưa ra giá iPhone cao nếu sản xuất tại Mỹ là do: Mỹ có mức lương tối thiểu cho người lao động cao hơn ở Trung Quốc; đồng thời khó có thể huy động lực lượng nhân lực lớn.
Ngoài ra, Trung Quốc là trung tâm công nghiệp lớn nhất thế giới với hàng nghìn nhà cung cấp linh kiện điện tử, màn hình, vỏ máy, pin... Việc tái tạo một hệ sinh thái như vậy tại Mỹ sẽ tốn và mất nhiều năm. Cuối cùng, việc xây dựng nhà máy, đào tạo lao động, vận hành chuỗi cung ứng nội địa... đòi hỏi đầu tư khổng lồ và thời gian dài.
Trước những sức ép từ căng thẳng thương mại và rủi ro địa chính trị, Apple những năm gần đây đã có nỗ lực trong việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Từ năm 2022, công ty đã mở rộng sản xuất tạ Ấn Độ và Việt Nam thông qua các đối tác như: Foxconn, Pegatron và Wistron.
Theo đó, hiện Ấn Độ chiếm khoảng 10% tổng sản lượng iPhone toàn cầu, với mục tiêu tăng trưởng lên 20 - 25% trong vài năm tới. Bên cạnh đó, Việt Nam đã trở thành trung tâm sản xuất phụ kiện, AirPods và các bộ phận linh kiện nhỏ.
Nếu Apple buộc phải chuyển về Mỹ để tránh thuế quan, phần chi phí tăng cao sẽ được chuyển giao cho người tiêu dùng. Điều này có thể khiến doanh số iPhone sụt giảm nghiêm trọng, nhất là tại các thị trường đang phát triển.
Đồng thời, việc gia tăng về giá sẽ tạo điều kiện cho sản phẩm của các đối thủ khác chiếm lĩnh thị trường. Các thương hiệu như Samsung, Xiaomi hay Oppo sẵn sàng lấp đầy khoảng trống nếu Apple để mất phân khúc tầm trung.
Một số chuyên gia lại cho rằng, rất có thể Apple sẽ chịu một phần chi phí tăng thêm thay vì chuyển hoàn toàn sang người dùng. Do đó, với biên lợi nhuận gộp trung bình trên 40%, Apple có thể điều chỉnh giá iPhone và duy trì sức mua.
Tuy nhiên, việc này chỉ khả thi nếu chi phí tăng ở mức hợp lý. Trong trường hợp nếu iPhone sản xuất tại Mỹ khiến chi phí tăng gấp 3 lần, Apple khó có thể gồng gánh toàn bộ mà vẫn đảm bảo lợi nhuận cho các cổ đông.

Apple sẽ ra mắt mẫu iPhone đặc biệt kỷ niệm 20 năm
Kinhtedothi - Có nguồn tin cho biết, Apple đang nghiên cứu mẫu iPhone đặc biệt nhằm kỷ niệm 20 năm.

Apple dẫn đầu về sản xuất smartphone trong Quý I/2025
Kinhtedothi- Apple là nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới trong Quý I/2025.

Apple phát hành iOS 18.4.1
Kinhtedothi - Mới đây, Apple đã phát hành bản cập nhật iOS 18.4.1 với bản sửa lỗi quan trọng.