Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nga: Nghị quyết của Nghị viện châu Âu chứng tỏ tình báo nước ngoài đứng sau vụ Navalny

Kinhtedothi - Người phát ngôn của Duma Quốc gia Nga (tức Hạ viện), bà Vyacheslav Volodin hôm 18/9 cho biết những tuyên bố của Nghị viện châu Âu chỉ rõ rằng các cơ quan tình báo nước ngoài đứng sau vụ việc Alexey Navalny.
Ngày 17/9, EP đã thông qua một nghị quyết về vụ việc liên quan đến lãnh đạo đối lập Alexei Navalny nghi bị đầu độc. 
"Sau những tuyên bố của Nghị viện châu Âu, chúng tôi nhận định rằng nhiều khả năng các cơ quan tình báo của các nước đứng sau vụ việc nhà lãnh đạo đối lập Nga Alexey Navalny. Nếu các khái niệm như dân chủ và luật pháp quốc tế tồn tại đối với các nước phương Tây, họ phải có trách nhiệm và biện pháp để ngăn chặn những người khởi xướng các quyết định như vậy tại Nghị viện châu Âu” - bà Volodin tuyên bố hôm 18/9 sau khi Nghị viện châu Âu (EP) đưa ra nghị quyết về vụ ông Alexei Navalny nghi bị đầu độc
Liên quan đến vấn đề này, người phát ngôn Duma Quốc gia Nga một lần nữa kêu gọi Hạ viện Đức "thảo luận về việc điều tra vụ việc ông Navalny của các cơ quan tình báo và quan chức Berlin”.
Trước đó, hôm 17/9, EP đã thông qua một nghị quyết về vụ việc liên quan đến lãnh đạo đối lập Alexei Navalny nghi bị đầu độc và kêu gọi dừng việc xây dựng Dòng chảy Phương Bắc 2 của Nga.
RIA đưa tin, các thành viên của Nghị viện châu Âu đã thông qua một nghị quyết liên quan đến tình hình với vụ Navalny. Đặc biệt, EP yêu cầu một “cuộc điều tra quốc tế độc lập” để tăng cường các biện pháp trừng phạt chống lại Nga và dừng việc xây dựng dự án Dòng chảy phương Bắc 2.
“Chúng tôi kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) lập một danh sách các biện pháp hạn chế chống lại Nga càng sớm càng tốt và thắt chặt các biện pháp trừng phạt hiện có đối với Nga”, nghị quyết của EP cho biết.
Ngoài ra, nghị quyết cũng nói lên sự cần thiết phải bắt đầu ngay một cuộc điều tra quốc tế về tình hình xung quanh vụ Navalny với sự tham gia của EU, Liên Hợp quốc, Hội đồng châu Âu và Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) cũng như áp đặt các biện pháp trừng phạt vi phạm nhân quyền càng sớm càng tốt.
Đồng thời, EP kêu gọi tất cả các nước EU từ bỏ việc hoàn thành xây dựng tuyến đường ống dẫn khí Dòng chảy Phương Bắc 2.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri 28 xã khu vực phía Nam thành phố Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9

Các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri 28 xã khu vực phía Nam thành phố Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9

11 Jul, 03:21 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, tại Trụ sở UBND xã Thường Tín, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội (Đơn vị bầu cử số 9) đã có buổi tiếp xúc cử tri 28 xã khu vực phía Nam TP sau khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp. Cuộc tiếp xúc cử tri được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ điểm cầu chính tại xã Thường Tín kết nối với các điểm cầu tại các xã.

Lập 3 tổ công tác đặc biệt tháo gỡ điểm nghẽn, giải ngân vốn đầu tư công

Lập 3 tổ công tác đặc biệt tháo gỡ điểm nghẽn, giải ngân vốn đầu tư công

11 Jul, 11:49 AM

Kinhtedothi - Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội sau sáp nhập, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành quyết định thành lập 3 tổ công tác đặc biệt, tập trung chỉ đạo xuyên suốt theo từng lĩnh vực, từng địa bàn.

Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai

Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai

11 Jul, 08:29 AM

Kinhtedothi - Ngày 10/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá 3 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và 1 năm thi hành Luật Đất đai năm 2024, đề xuất điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Nghị quyết 18-NQ/TW làm cơ sở sửa đổi Luật Đất đai năm 2024.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ