Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ngân hàng Bản Việt sắp lên sàn UPCoM

Kinhtedothi - Hơn 317 triệu cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Bản Việt hiện đã được lưu ký từ hôm nay (16/9) và được cấp mã BVB trước khi lên sàn UPCoM tới đây.
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) mới đây đã thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán và cấp mã chứng khoán cho Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank). Theo đó, hơn 317 triệu cổ phiếu của Ngân hàng Bản Việt được lưu ký từ ngày 16/9/2019 và được cấp mã chứng khoán BVB.
 Ngân hàng Bản Việt sắp lên sàn UPCoM mới mã BVB. Ảnh minh họa
Ngân hàng TMCP Bản Việt đăng ký giao dịch cổ phiếu BVB trên thị trường UPCoM tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Việc giao dịch cổ phiếu BVB được thực hiện theo Quyết định của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Như vậy, Viet Capital Bank đang thực hiện đúng lộ trình niêm yết cổ phiếu trên sàn UPCoM đã được thông qua tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm nay.
Báo cáo tài chính bán niên đã soát sét của Viet Capital Bank cho biết, 6 tháng đầu năm, ngân hàng đạt lợi nhuận trước thuế 48 tỷ đồng, thấp hơn 17% so với cùng kỳ năm trước. So với mục tiêu lợi nhuận năm 2019 là 205 tỷ, nhà băng này mới hoàn thành 23% kế hoạch.
Bên cạnh đó, tổng huy động vốn sau nửa đầu năm của Viet Capital Bank đạt 42.700 tỷ đồng và dư nợ cho vay đạt gần 31.500 tỷ đồng, tăng lần lượt 13% và 21% so với cùng kỳ năm 2018.
Xét theo quy mô tài sản, Viet Capital Bank thuộc nhóm ngân hàng cỡ nhỏ tại Việt Nam. Đến hết quý II, tổng tài sản của Viet Capital Bank là 47.073 tỷ đồng, tăng thêm 11% so với hồi đầu năm.
Cổ đông lớn nhất của Viet Capital Bank hiện tại là Công ty Cổ phần Đầu tư Khu đô thị mới Sài Gòn với tỷ lệ sở hữu 13,6% vốn điều lệ.
Ngân hàng TMCP Bản Việt được thành lập từ năm 1992 với tên gọi trước đây là Ngân hàng TMCP Gia Định. Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Bản Việt từ năm 2013 đến nay là ông Lê Anh Tài. Trước đó, ông giữ vai trò là Phó Tổng giám đốc phụ trách Khối kinh doanh tín dụng, chính sách khách hàng và phát triển sản phẩm của Ngân hàng Bản Việt.
Ông Tài từng là Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa và cũng đã có thời gian đảm nhiệm các cương vị khác nhau ở ACB, BIDV, NamABank, Kienlongbank...
Một nhân vật quyền lực khác trong HĐQT Ngân hàng Bản Việt là Phó Chủ tịch Nguyễn Thanh Phượng. Bà Phượng gia nhập Ngân hàng Bản Việt từ năm 2011 và đảm nhiệm cương vị Chủ tịch HĐQT ngân hàng từ tháng 1/2012 đến tháng 4/2013, sau đó "nhường ghế" cho ông Lê Anh Tài.
Bà Phượng là cổ đông sáng lập của hai công ty "họ Bản Việt" khác là Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Bản Việt (VCAM) và Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt. Bà cũng từng là Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Bất động sản Bản Việt.
Bên cạnh hai nhân vật trên, HĐQT Ngân hàng Bản Việt còn có ba Thành viên HĐQT khác gồm ông Nguyễn Hoài Nam, ông Vương Công Đức và Tổng giám đốc Ngô Quang Trung.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cơ cấu tín dụng hiện nay phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế

Cơ cấu tín dụng hiện nay phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế

03 Jul, 07:47 PM

Kinhtedothi - Chiều 3/7, tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà đã làm rõ thêm các nội dung liên quan đến việc tính đến cuối tháng 5 năm 2025 tín dụng toàn nền kinh tế tăng khoảng 6,52%, dư nợ toàn nền kinh tế tăng kỷ lục thêm hơn 1 triệu tỷ đồng, lên hơn 16,6 triệu tỷ đồng.

Hà Nội thu hút gần 3,7 tỷ USD FDI trong 6 tháng, gấp 2,2 lần cùng kỳ

Hà Nội thu hút gần 3,7 tỷ USD FDI trong 6 tháng, gấp 2,2 lần cùng kỳ

03 Jul, 06:36 AM

Kinhtedothi- 6 tháng đầu năm 2025, TP Hà Nội thu hút 3,677 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), gấp 2,2 lần cùng kỳ năm 2024. Kết quả này được đánh giá là khá tích cực trước những tác động bên ngoài căng thẳng địa chính trị và kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khó lường.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ