Bài 2: Muôn hình vạn trạng rủi ro
Khách hàng giao dịch tại chi nhánh ngân hàng. Ảnh: Thanh Hải |
Sau đó, nhân viên này cầm chứng từ về ngân hàng để hợp thức hóa rút tiền hoặc chuyển tiền. Nhưng có chi tiết "lạ" cho thấy lỗ hổng quản trị khá lớn ở Eximbank: Trong hơn 50 tỷ đồng nói trên có hơn 15,79 tỷ đồng bị Lam rút từ năm 2012 đến tháng 4/2016 khi còn là nhân viên Eximbank. Sau đó, thời điểm tháng 4/2016 khi đã nghỉ việc ở Eximbank, nhân viên này vẫn lập hồ sơ thủ tục và chiếm đoạt thêm 34,28 tỷ đồng còn lại. Hiện kết luận điều tra vụ án đã được Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An chuyển sang VKSND tỉnh Nghệ An, đề nghị truy tố. Dự kiến vụ án sẽ được đưa ra xét xử trong tháng 4/2018.Bên cạnh đó là việc cán bộ ngân hàng cố ý làm sai quy định, lợi dụng chức vụ quyền hạn và giấy tờ giả, chữ ký giả, lập chứng từ khống, cấu kết với tổ chức/cá nhân chiếm đoạt tài sản ngân hàng, chiếm đoạt tiền của khách hàng trong huy động và rút tiền… Hình thức rủi ro đạo đức gần như muôn hình vạn trạng như nhận hối lộ khách hàng để cấp tín dụng đảo nợ, cho vay dự án nhiều rủi ro; lợi dụng lòng tin khách hàng để vay ké, vay kèm; cố ý gây khó với khách hàng để nhận “bồi dưỡng”.Những hành vi đa dạng, thể hiện sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, nhân viên ngân hàng, khiến dư luận bức xúc.
Sự kiện khiến thị trường quan tâm nhất, thu hút sự chú ý của cộng đồng, làm hao tốn giấy mực nhất trong năm tại các phiên toà xét xử đại án Oceanbank, VNCB, siêu lừa Huyền Như… do số tiền mất mát lên đến nghìn tỷ đồng và số cá nhân sai phạm đông đảo hơn bao giờ hết. Số tiền thiệt hại trong các vụ việc là rất lớn, vài trăm, vài nghìn tỷ đồng nên hầu như trong các vụ việc có tình trạng chung là đổ lỗi và trách nhiệm cho cá nhân làm việc tại ngân hàng để từ đó giảm nhẹ giá trị bồi thường, chịu trách nhiệm của ngân hàng, thậm chí còn phủi… tay trắng.Quan trọng là uy tín, niềm tin “Quyền lợi người gửi tiền đặt lên trên, mất tiền trong tài khoản không do lỗi của mình, khách hàng phải được bồi hoàn trong 5 ngày” - đây là một trong những điểm đáng chú ý tại Thông tư số 30/2016/TT-NHNN ngày 14/10/2016 bổ sung một số quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán và dịch vụ trung gian thanh toán do NHNN ban hành.
Tuy vậy, thường các ngân hàng đều trả lời rằng chỉ giải quyết khi khách hàng làm đúng quy trình… Luật sư, chuyên gia pháp lý tài chính ngân hàng Trần Minh Hải cho rằng, không một khách hàng nào có thể nắm được quy trình tiền gửi của ngân hàng. Việc thực hiện quy trình tiền gửi với khách hàng là trách nhiệm ngân hàng và cán bộ ngân hàng.“Mặt khác, nếu trong trường hợp khách hàng đang cầm sổ tiết kiệm thật đồng thời khách hàng gửi tiền thật và đã bị cán bộ, nhân viên ngân hàng lợi dụng danh nghĩa ngân hàng, thẩm quyền ngân hàng giao để thực hiện việc chiếm đoạt số tiền của khách hàng thì bất luận thế nào trách nhiệm cũng thuộc về ngân hàng” - ông Hải khẳng định.Tròn một năm sau khi biết được số tiền mình gửi đã bị mất, những cá nhân liên quan đến vụ việc ở Eximbank còn phải chờ kết luận của cơ quan chức năng để giải quyết, nhưng sự vụ có lẽ sẽ còn kéo dài khá lâu, đặc biệt khi ông Lê Nguyễn Hưng đang bị truy nã và được cho là đang ở Mỹ.Nhìn nhận về những câu chuyện này, luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty luật Basico cho rằng, đây là những giao dịch thể hiện thẩm quyền trách nhiệm và được thực hiện trên danh nghĩa của pháp nhân, có pháp nhân đó giao dịch mới được thực hiện. Chính vì thế, cho dù người của ngân hàng phạm tội tham ô hay lừa đảo thì sai phạm thuộc về phía nội bộ ngân hàng và xử lý theo các quy định của pháp luật cũng như quy chế hoạt động của ngân hàng. Còn về mặt ứng xử với khách hàng, ngân hàng sẽ phải chịu trách nhiệm xử lý đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.
“Nếu không thể quy trách nhiệm cho ngân hàng trong những trường hợp tương tự thì dù là khách VIP hay khách thường, thực hiện giao dịch dưới bất kỳ hình thức nào, khách hàng đều có thể đối diện với nguy cơ mất tiền” - ông Đức nhấn mạnh.Người gửi tiền chịu thiệt đã đành, nhưng bản thân các ngân hàng cũng bị mất uy tín và những ảnh hưởng đến thương hiệu sau này khó mà đong đếm được. Trong những trường hợp như vậy, cách hành xử chuyên nghiệp của ngân hàng, theo ông Đức là đảm bảo quyền lợi cho khách hàng nhanh, tránh dây dưa kiện cáo và đóng cửa xử lý nội bộ.Vị chuyên gia này cũng cảnh báo rằng, với ngành tài chính, uy tín là vô cùng quan trọng, giữ chữ tín của ngành ngân hàng cần có sự vào cuộc chấn chỉnh của cả cơ quan quản lý vì kinh doanh ngân hàng là ngành nghề có điều kiện. Sự an toàn trong hoạt động là vô cùng quan trọng đối với hệ thống cả nền kinh tế.
Đa số các vụ việc mất tiền trong tài khoản khách hàng dù được nhận lại toàn bộ hay một phần số tiền đã bị mất nhưng đều phải chờ đợi một quá trình tra soát rất mất thời gian. Việc đổ lỗi vòng vèo và thoái thác bớt trách nhiệm của các ngân hàng có thể ảnh hưởng không mấy tích cực tới niềm tin của khách hàng với các hoạt động ngân hàng. TS Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính ngân hàng |
(còn nữa)