Ngân sách quốc phòng Nhật để chống tên lửa Triều Tiên gồm những vũ khí nào?

Lan Hương (Theo Reuters)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Bộ Quốc phòng Nhật đang tìm kiếm một khoản ngân sách kỷ lục để bổ sung các thiết bị đánh chặn tên lửa để đối phó với các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên.

Chính phủ Nhật Bản đang đề xuất số tiền 5,26 nghìn tỷ Yen (48 tỷ USD) cho năm tài khóa bắt đầu từ tháng 4 năm sau, tăng 2,5 phần trăm so với năn nay. Một phần lớn của yêu cầu tăng ngân sách được thông báo sẽ bao gồm việc mua sắm các thiết bị đánh chặn tên lửa có phạm vi hoạt động mở rộng và độ chính xác cao, bao gồm tên lửa hạm đối không SM-3 Block IIA phát triển chung với Mỹ và tên lửa đất đối không PAC-3 MSE.
PAC-3 tại Căn cứ không quân Yokota của Mỹ ở Fussa, ngoại ô Tokyo. 
Nhu cầu xuất phát trong bối cảnh lo ngại về các vụ phóng tên lửa và thử hạt nhân của Bình Nhưỡng thời gian gần đây cũng như căng thẳng đang gia tăng giữa Washington và Bình Nhưỡng,
Các vụ phóng tên lửa liên lục địa (ICBM) của Triều Tiên cho được cho là nhằm tấn công lãnh thổ Mỹ nhưng điều đó không có nghĩa là Nhật Bản không có khả năng bị đe dọa.
Narushige Michishita - chuyên gia an ninh quốc gia thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách quốc gia nhận định, Triều Tiên đã chứng tỏ nhắm trúng bất kỳ mục tiêu ở Nhật Bản bao gồm cả Tokyo và Okinawa.
Nhật hiện đang có một hệ thống phòng thủ tên lửa 2 bước: đánh chặn từ các tàu khu trục ở biển Nhật Bản và các tên lửa đất đối không PAC-3. Về mặt kỹ thuật, các thiết bị hiện tại có thể đối phó với các mảnh vỡ rơi từ tên lửa hoặc tên lửa nhắm tới Nhật Bản, theo các chuyên gia, nhưng không đủ khả năng đối phó với tên lửa tầm cao hoặc nhiều vụ tấn công.
SM-3 Block IIA mở rộng gấp đôi tầm hoạt động so với các tàu khu trục Nhật Bản và đòi hỏi ngân sách liên quan đến phòng thủ tên lửa là khoảng 180 tỷ Yen (1,6 tỉ USD).
Hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Ashore. 
Để tăng cường khả năng đánh chặn tên lửa, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng đang tìm cách bổ sung hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Ashore cố định trên đất liền, trong khi xem xét Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao (THAAD) di động. Các quan chức cho biết sẽ quyết định chính thức vào cuối năm nay.
Theo các chuyên gia tên lửa, một cặp Aegis Ashore có thể bao trùm toàn bộ Nhật Bản có giá 80 tỷ Yen (730 triệu đô la) mỗi chiếc, nhưng chi phí có thể bị đẩy lên do giá đất, xây dựng, lắp đặt và an ninh.
Bộ Quốc phòng sẽ tiếp tục sử dụng các máy bay do thám không người lái Global Hawk của Mỹ có chi phí lắp ráp là 14,4 tỷ Yen (130 triệu USD). Việc tăng giá 23% khiến một số quan chức gợi ý loại bỏ Global Hawk, nhưng Bộ Quốc phòng Nhật vẫn quyết định tiếp tục sử dụng đi kèm với việc kiểm soát giá cả cẩn thận.
Ngân sách đề xuất cũng bao gồm 96 tỷ Yen (870 triệu USD) cho 2 tàu khu trục như một phần của kế hoạch tăng cường đội tàu của Nhật Bản lên 54 chiếc và 70 tỷ Yên (640 triệu USD) cho một tàu ngầm; và 88 tỷ Yen (800 triệu USD) cho 6 máy bay chiến đấu tàng hình F-35, được triển khai tại Misawa ở miền bắc nước Nhật.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần