Ngày của cha mẹ dài như vô tận

An Khánh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nhiệm vụ hàng ngày mất nhiều thời gian hơn cho các cặp cha mẹ khi bắt đầu có em bé.

Thậm chí chỉ cần ra khỏi cửa trước có thể là một nhiệm vụ nặng nề với đủ thứ lỉnh kỉnh như tã, sữa, mũ nón và mua sắm cũng đã trở thành một thú vui “tồi tệ” khiến cha mẹ sợ phải làm với con trẻ.
Chuẩn bị kỳ nghỉ hoặc chuyến đi xa, dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị bữa ăn cũng là một trong những công việc hàng ngày sẽ mất nhiều thời gian hơn khi bạn có con. Những nhiệm vụ đơn giản mà trước đây bạn chưa từng nghĩ đến - chẳng hạn như mua sắm - đột nhiên trở thành một nhiệm vụ xứng đáng với kế hoạch với độ chính xác như trong quân đội. Có con có nghĩa là các công việc hàng ngày mất đến gấp đôi thời gian, một cuộc khảo sát đã được tìm thấy.
Một cuộc thăm dò 2.000 người Anh cho thấy để sẵn sàng rời khỏi nhà vào buổi sáng mất 45 phút cho những người có con, so với chỉ 22 phút cho người lớn không có con.
 Ảnh minh họa.
Càng có nhiều trẻ em trong gia đình càng mất nhiều thời gian, vì một bữa sáng trung bình mất 24 phút cho những người có 3 con nhưng chỉ 18 phút cho gia đình mới chỉ một đứa trẻ. Đi siêu thị mua thực phẩm nấu ăn thôi cũng bị con trẻ lôi kéo mất đến 30 phút trong khi đi mua sắm quần áo và giày dép cũng sẽ cần thêm 30 phút nữa so với thời gian biểu khi bạn chỉ đi một mình.
Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết tất cả các ngày của cha mẹ đều dành để hoàn thành các nhiệm vụ, với một người mẹ và người cha trung bình nhận được ít hơn hai giờ rảnh rỗi mỗi ngày. Điều đó, khiến cho không ít người trưởng thành trở nên căng thẳng, stress trường diễn, và rồi trầm cảm.
Một bà mẹ tâm sự, mỗi khi tôi nói rằng “Tôi vẫn ổn”, nhiều người cho rằng đó là hiển nhiên vì khi có con, bạn cần phải có trách nhiệm hơn với con cái, vì chúng không muốn sinh ra. Điều đó làm tôi cảm thấy như bị bỏ rơi, cô đơn và không có ai thật sự quan tâm đến tôi. Dường như tôi không hề tồn tại và không một ai muốn hiểu tôi.
Thật sự có con là một điều tuyệt diệu, nhưng mỗi ngày cứ mất vài tiếng đồng hồ cho con ăn, trong lúc ông bà của đứa trẻ nói tới nói lui rằng, cho con ăn vô cùng đơn giản. Đứa trẻ rất ngoan khi ở với dì A, cậu B hay ở với ông bà…
Bạn sẽ cảm thấy bạn đang làm người cha, người mẹ thất bại, trở nên cô độc khi mà dường như không ai hiểu họ hay luôn phán xét tất cả hành động của họ. Không còn bất kỳ điều gì làm họ cảm thấy vui vẻ trở lại. Và họ luôn tự hỏi tại sao mình phải cố gắng tiếp tục khi mà mọi thứ trở nên vô nghĩa.
Cũng trong cuộc khảo sát trên, khi được hỏi các bậc cha mẹ muốn làm gì nhất nếu họ có một khoảnh khắc không có con cái để lo lắng, 30% nói rằng muốn ngủ một giấc ngon lành; 25% muốn tận hưởng một không gian yên tĩnh và đọc một cuốn sách hay, trong khi 25% tranh thủ thời gian để dọn dẹp nhà cửa; 20% sẽ sử dụng nó như một cái cớ để xem vài chương trình truyền hình mình thích.
Chính vì vậy, theo các chuyên gia tâm lý, cha mẹ không phải siêu nhân. Ngay cả gia đình hạnh phúc nhất cũng có những căng thẳng và áp lực khi phải ứng phó với hành vi của trẻ. Cha mẹ có thể thấy buồn bực và kiệt sức khi phải “chiến đấu” với con cái mỗi ngày trong bữa ăn, khi mua sắm, hoặc đến giờ đi ngủ.
Nuôi dạy thế hệ tiếp nối là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, cần nhiều nỗ lực và kiên trì nhưng hầu hết chúng ta bắt đầu cuộc hành trình mà không sẵn sàng cho những khó khăn trước mắt. Trong khi đó ta lại thường xuyên học cách nuôi dạy con qua phép thử - sai. Cách để cha mẹ có thể trở nên kiên nhẫn và có nhiều thời gian cho con là họ cần phải đảm bảo họ có đủ thời gian cho bản thân mình.
Quan tâm đến nhu cầu tình cảm thân thiết, mạng lưới bạn bè, giải trí và thời gian riêng tư cho bản thân sẽ giúp việc nuôi dạy con dễ dàng hơn. Tiếp cận việc nuôi dạy con tích cực như khuyến khích con ngay từ tuổi tiểu học giúp cha mẹ trong những việc lặt vặt, chuẩn bị sẵn mũ nón, đai lưng, khăn bịt mặt và đêm hôm trước khi muốn ra khỏi nhà vào hôm sau; nhấn mạnh với con mục đích đi mua sắm; thậm chí mạnh dạn bỏ đói trẻ một bữa… không những giúp cho cuộc sống gia đình thoải mái mà còn hạn chế nguy cơ phát triển các vấn đề nghiêm trọng về hành vi khi trẻ bước vào tuổi vị thành niên.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần