Ngày mai (5/4), quốc gia đầu tiên trên thế giới ra mắt mạng 5G

Hương Thảo (Theo AFP)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Truyền thông cực nhanh được thúc đẩy bởi công nghệ không dây thế hệ thứ 5 sẽ củng cố mọi thứ, từ lò nướng bánh đến điện thoại, từ ô tô điện đến lưới điện.

Hàn Quốc vào thứ Sáu sẽ trở thành là quốc gia đầu tiên thực hiện bước nhảy vọt mang đến khả năng thay đổi cuộc sống thường nhật của hàng tỷ người, với việc cả 3 nhà khai thác di động hàng đầu là KT, SK Telecom và LG UPlus sẽ ra mắt các dịch vụ 5G của mình. Quốc gia Nam Triều Tiên từ lâu đã nổi tiếng về năng lực kỹ thuật và Seoul trong những năm gần đây luôn ưu tiên triển khai 5G như một cách kích thích tăng trưởng kinh tế đang có phần đứng yên.
Thảo luận về 5G tại Triển lãm Điện tử tiêu dùng 2019 tại Las Vegas hồi tháng 1. 
Hệ thống mới được giới thiệu sẽ mang đến cho điện thoại thông minh kết nối gần như tức thời - nhanh hơn 20 lần so với 4G hiện tại - cho phép người dùng tải xuống toàn bộ phim trong chưa đầy một giây. Cũng giống như cách 3G cho phép truy cập web di động rộng rãi và 4G thúc đẩy các ứng dụng mới hoạt động từ phương tiện truyền thông xã hội đến Uber, 5G báo trước một cấp độ kết nối mới, được trao quyền bởi tốc độ - điều quan trọng cho sự phát triển trong tương lai của các thiết bị như phương tiện tự lái, robot công nghiệp...
Điều này làm cho 5G trở thành một phần quan trọng của cơ sở hạ tầng trong tương lai, trong khi lợi nhuận dự kiến mà nó ​có thể mang lại là khoảng 56 tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2034.
Tuy nhiên, trong khi Hàn Quốc giành chiến thắng tại cuộc đua trở thành người đầu tiên cung cấp trải nghiệm người dùng, thì đây mới chỉ là một phần trong cuộc chiến rộng lớn hơn nhiều - hiện đã đưa Mỹ chống lại Trung Quốc và những gã khổng lồ trong lĩnh vực, bao gồm Tập đoàn Huawei. Washington đã thúc ép các đồng minh và các nền kinh tế lớn tránh các giải pháp 5G từ gã khổng lồ viễn thông thuộc Trung Quốc Huawei với lý do rủi ro bảo mật khi xem đây là "cửa hậu" để Bắc Kinh truy cập vào các tiện ích kết nối 5G hay các thành phần khác.
Tuy nhiên, các công ty Trung Quốc vẫn đang thống trị công nghệ 5G, khi Huawei đã đăng ký 1.529 bằng sáng chế 5G để dẫn đầu toàn cầu trong lĩnh vực tiềm năng này. Kết hợp với các nhà sản xuất ZTE và Oppo, cùng Học viện Công nghệ Viễn thông Trung Quốc, các thực thể Trung Quốc hiện đã sở hữu tổng cộng 3.400 bằng sáng chế - hơn 1/3 tổng số của thế giới. Hàn Quốc xếp thứ 2 với việc nắm giữ 2.051 bằng sáng chế, trong khi các công ty Mỹ chỉ có 1.368 - ít hơn 29 sáng chế so với Phần Lan.
Theo các nhà phân tích, chi phí có thể là một rào cản ban đầu cho sự phổ biến 5G nơi người dùng, chẳng hạn phiên bản rẻ nhất của chiếc điện thoại Galaxy đời mới sẽ có giá 1,39 triệu won (1.200 USD) - mức giá cao hơn nhiều so với một chiếc điện thoại thông minh 4G hiện chỉ dưới 300 USD.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần