Nghi vấn các tên lửa Triều Tiên mới thử nghiệm có nguồn gốc từ Nga

Tú Anh (Theo Daily Mail)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giới phân tích cho rằng Triều Tiên có khả năng mua hệ thống tên lửa Iskander của Nga sử dụng cho các vụ thử vừa qua.

Ba tên lửa mà Triều Tiên đã thử nghiệm trong tuần qua đều có “dấu vân tay công nghệ Nga”, Daily Mail dẫn lời các chuyên gia quân sự cảnh báo.

Điểm tương đồng

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã giám sát việc phóng thử tuần trước, trong đó vũ khí có điểm tương đồng rõ rệt với với hệ thống tên lửa Iskander do Nga thiết kế.

 Triều Tiên đã phóng tổng cộng 3 tên lửa trong vòng 1 tuần qua. Ảnh: EPA

Giới phân tích cho rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên đang mở rộng khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng tên lửa và điều này có thể ảnh hưởng lớn đến sự an toàn của các đồng minh và quân đội Mỹ trong khu vực.

Iskander là hệ thống tên lửa đạn đạo có khả năng hạt nhân tầm ngắn, có mặt trong kho vũ khí của Nga trong hơn 10 năm qua.

Marcus Schiller, chuyên gia hàng đầu về tên lửa của Triều Tiên khẳng định “Có dấu vân tay công nghệ Nga trên tất cả (vũ khí mới được Triều Tiên thử nghiệm)”.

Chuyên gia này bổ sung rằng các tên lửa có thể không được mua trực tiếp từ Nga nhưng có thể đã được giao từ một quốc gia khác trong khi Triều Tiên chế tạo các bộ phận như vỏ ngoài và khung.

Động thái này đã chấm dứt sự tạm dừng trong các vụ phóng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên kể từ năm 2017 và đã báo động các quốc gia láng giềng.

Trong một động thái mới nhất, giới chức Hàn Quốc hôm nay cho biết Triều Tiên đã phóng thêm 2 tên lửa tầm ngắn căn cứ ở phía tây bắc Triều Tiên. 

Các chuyên gia khẳng định chắc chắn rằng hai vật thể bay trong khoảng 420km và 270km nói trên chính là các tên lửa.

Tên lửa này xuất hiện sau khi Triều Tiên phóng một pháo phản lực và một tên lửa đạn đạo tầm ngắn vào cuối tuần trước.

Hệ thống tên lửa Iskander được thiết kế để bay ở độ cao khoảng 40km và có thể điều chỉnh hướng dẫn bay. Điều này khai thác được điểm yếu trong hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại của Mỹ và Hàn Quốc, cụ thể là pin tên lửa Patriot và hệ thống phòng thủ chống tên lửa THAAD.

Vũ khí này cũng có tốc độ phóng nhanh hơn, do đó khó bị phá hủy trên mặt đất hơn nhờ động cơ nhiên liệu rắn, và có khả năng tấn công chính xác hơn nhờ hệ thống dẫn đường tiên tiến.

Dù chính quyền Trump khẳng định các tên lửa này không phải là mối đe dọa đối với Mỹ. Trong kịch bản chiến đấu, chúng có thể được sử dụng để tấn công các mục tiêu phía sau chiến tuyến, như căn cứ quân sự của Mỹ ở Hàn Quốc, theo Daily Mail. 

Michael Elleman, giám đốc Chương trình Chính sách Không phổ biến và Hạt nhân tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, cho biết việc phân tích sâu hơn về hiệu suất của tên lửa sẽ cung cấp manh mối về khả năng nó được Nga sản xuất. 

Theo chuyên gia này, “nếu đường bay và độ chính xác của tên lửa không đáng kể hoặc không phù hợp với quỹ đạo và hiệu suất của Iskander, có khả năng đây chỉ là sản phẩm nội địa với sự hỗ trợ kỹ thuật bên ngoài”.

Báo cáo ban đầu cho thấy ít nhất một trong các vụ thử nghiệm có quỹ đạo giống hệ thống Iskander.

Hệ thống tên lửa Iskander thuộc kho vũ khí Nga từ năm 2006. Phiên bản Iskander-M được quân đội Nga sử dụng có chiều dài hơn 7m, với khối lượng hơn 4.000kg và tầm bắn khoảng 250 đến 310 dặm.

Các tên lửa Iskander từ lâu đã trở thành điểm nóng tranh cãi ở châu Âu và được Tổng thống Trump cho là lý do chính đằng sau quyết định rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) năm 1987 hồi tháng 2.

Nga luôn xem tên lửa Iskander là mặt hàng xuất khẩu tiềm năng.

 

 

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần