Ngôi làng làm đồ chơi Trung thu truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc

Duy Khánh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ði suốt chiều dài đất nước, địa phương nào cũng có làng nghề truyền thống, nơi kết tinh những tinh hoa văn hóa lâu đời của cha ông ta. Với hơn 63 làng nghề truyền thống, Hưng Yên không chỉ nổi tiếng với các làng nghề như: Hương xạ thôn Cao, chạm bạc Huệ Lai, gốm Xuân Quan,... mà còn được biết đến với làng nghề làm đồ chơi Trung thu truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

  • Ngôi làng làm đồ chơi Trung thu truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc - Ảnh 1
    Tại ngôi làng mang tên Ông Hảo (làng Hảo) thuộc xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, nơi đây có nghề làm đồ chơi Trung thu truyền thống hàng trăm năm, có những người thợ hàng ngày cần mẫn sản xuất ra những chiếc trống, mặt nạ, đầu sư tử,... với rất nhiều công đoạn thủ công tỉ mỉ.
  • Ngôi làng làm đồ chơi Trung thu truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc - Ảnh 2 Các sản phẩm chủ yếu của làng Hảo là trống, mặt nạ giấy bồi hình động vật như sư tử, lân, chó, mèo, lợn, trâu, thỏ… Hiện tại, làng còn trên dưới 10 hộ gia đình làm nghề truyền thống này. Trong đó, có 2 hộ cuối cùng làm mặt nạ và trống thủ công.
  • Ngôi làng làm đồ chơi Trung thu truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc - Ảnh 3
    Bà Vũ Thị Thoàn, người làm đồ chơi Trung thu lâu năm cho biết, hiện tại trong làng chỉ còn 5 đến 6 hộ theo nghề. 2 đến 3 hộ chủ yếu làm trống, các hộ còn lại kết hợp làm cả mặt nạ và trống. Đây là nghề truyền thống của gia đình cũng như của cả làng, nghề làm đồ chơi trung thu có từ hơn trăm năm trước, truyền từ đời ông cha cho tới bây giờ, bản thân bà Thoàn đã gắn bó với nghề này được 50 năm.
  • Ngôi làng làm đồ chơi Trung thu truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc - Ảnh 4 Trung bình mỗi mùa Trung thu gia đình bà Thoàn có lợi nhuận từ việc bán đồ chơi truyền thống là 500 triệu đồng. Hàng chuẩn bị cho Trung thu được làm từ đầu tháng 6, sau đó được xuất đi các nơi như: Hà Nội, Hải Phòng, các chợ đầu mối hưng yên… Những năm gần đây, nhu cầu đồ chơi truyền thống ngày một tăng, năm sau cao hơn năm trước.
  • Ngôi làng làm đồ chơi Trung thu truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc - Ảnh 5

    Đối với mặt nạ, có giá dao động từ 15.000 đến 30.000 đồng/chiếc; đầu sư tử có giá từ 10.000 đến 20.000 đồng/ chiếc tùy theo kích cỡ. Riêng trống thì có rất nhiều loại to nhỏ khác nhau. Loại nhỏ nhất có giá 12.000 đồng/chiếc, loại to nhất có giá 200.000 đồng/chiếc. Mặt trống được làm từ da trâu, tang trống được làm từ gỗ mỡ, gỗ bồ đề,…Tất cả các sản phẩm trên đều được làm thủ công.

  • Ngôi làng làm đồ chơi Trung thu truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc - Ảnh 6

    Hiện nay, gia đình bà Thoàn vẫn sản xuất các sản phẩm phục vụ dịp Tết Trung thu như trống, mặt nạ, đầu sư tử,...

  • Ngôi làng làm đồ chơi Trung thu truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc - Ảnh 7

    Anh Chu Đăng Thi, 42 tuổi, một người chuyên làm đầu lân cho biết: Những năm gần đây, tuy có sự cạnh tranh với các mặt hàng điện tử, đồ chơi Trung Quốc, nhưng đồ thủ công vẫn đắt hàng, hàng năm lượng hàng sản xuất vẫn tăng cao. Thị hiếu của người dân ngày một hướng đến đồ chơi thủ công đông hơn, lượng hàng được đặt nhiều, cận dịp trung thu nhân công phải thường xuyên làm đêm để kịp giao hàng.

  • Ngôi làng làm đồ chơi Trung thu truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc - Ảnh 8

    ''Đồ chơi Trung thu truyền thống ngày càng được quan tâm, chúng tôi luôn cố gắng sáng tạo ra nhiều cái mới dựa trện những gì ông cha để lại, thứ nhất để thu hút khách hàng, mang lại lợi nhuận, thứ 2 để khuyến khích con cháu theo nghề'', anh Chu Đăng Thi cho biết.

  • Ngôi làng làm đồ chơi Trung thu truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc - Ảnh 9

    Anh Thi cũng cho biết, tất cả đồ chơi Trung thu tại đây đều được làm thủ công bằng tay, qua cắt dán, tô vẽ, đều phải trãi qua phơi nắng, tuy nhiên có thời điểm thời tiết mưa liên tục, ảnh hướng đến việc sản xuất nguồn hàng để cung ứng thị trường.

  • Ngôi làng làm đồ chơi Trung thu truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc - Ảnh 10

    Ông Vũ Hữu Kê, 63 tuổi làm nghề đóng trống chia sẻ, ông đã gắn bó với nghề đóng trống từ năm 17 tuổi, trước kia gia đình ông làm tất cả các công đoạn, từ thuộc da, đẽo, đục, đóng, cho đến tô sơn. Tuy nhiên hiện nay, nghề đóng trống ngày càng mai một, kinh tế mang lại không cao nên con cháu ông không theo nghề, ông nhớ nghề nên nhận làm hàng cho các cơ sở sản xuất đồ chơi Trung thu lớn trong làng.

  • Ngôi làng làm đồ chơi Trung thu truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc - Ảnh 11

    Đóng trống cần rất nhiều công đoạn, tuy nhiên giá mỗi cái trống họ chỉ trả từ 2 đến 4.000 đồng, nên ít người làm. Sau khi đóng trống xong, trống sẽ được chuyển đến cơ sở để sơn màu và sẽ được xuất ra thị trường.

  • Ngôi làng làm đồ chơi Trung thu truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc - Ảnh 12 Mỗi chiếc trống, chiếc mặt nạ, chiếc đèn được làm ra là sự kết tinh mồ hôi, công sức, tinh thần hăng say lao động, lòng nhiệt huyết của những người dân nơi đây. Những món đồ chơi dân gian từ làng Hảo đang được tỏa đi khắp mọi miền của đất nước đáp ứng nhu cầu thị trường và tạo vị thế trong các hoạt động văn hóa dân gian của dân tộc.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần