Người dân không phải xác nhận đất không tranh chấp khi làm sổ đỏ
Theo quy định tại Nghị định 151/2025, có hiệu lực thi hành từ này ngày 1/7, người dân không phải xác nhận đất không tranh chấp khi làm sổ đỏ…
Tại Điều 18 Nghị định 151 quy định liên quan đến thủ tục, hồ sơ đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, hồ sơ địa chính.
Theo đó, người dân có thể lựa chọn nơi nộp hồ sơ đăng ký đất đai tại bất kỳ đơn vị nào trong cùng tỉnh hoặc thành phố, thay vì chỉ được nộp tại nơi có đất như trước đây.

Người dân không phải xác nhận đất không tranh chấp khi làm sổ đỏ. Ảnh: Cao Nguyên
Quy định này áp dụng cho các hồ sơ nêu tại khoản 3 và khoản 4 Điều 21 Nghị định số 101/2024/NĐ-CP, bao gồm hồ sơ đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu và hồ sơ đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất.
Đáng chú ý, khoản 4 Điều 18 của Nghị định quy định UBND cấp xã khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) tại các Điều 137, 138, 139 và 140 Luật Đất đai 2024 không phải thực hiện riêng việc xác nhận về sự phù hợp với quy hoạch, không tranh chấp, đất sử dụng ổn định.
Như vậy, theo quy định nêu trên kể từ 1/7, người dân không phải xác nhận tình trạng đất không tranh chấp khi làm sổ đỏ.

Ông Mai Văn Phấn - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đất đai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường). Ảnh: Phương Anh.
Về vấn đề này, ông Mai Văn Phấn - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đất đai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho biết, việc này trước đây được thực hiện theo hai cấp, trong đó thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thuộc cấp huyện.
Theo ông Phấn, lần này thẩm quyền đã được chuyển về cấp xã - tức là cấp trực tiếp quản lý. Khi xã là cơ quan quản lý trực tiếp thì chính quyền cấp xã phải biết rõ tình trạng thực tế: Có tranh chấp hay không, có lấn chiếm hay không.
Vì vậy, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đất đai nói rằng xã chính là đơn vị quyết định việc này, chứ không chỉ xác nhận tình trạng tranh chấp rồi gửi hồ sơ lên cấp trên để xem xét điều kiện và cấp giấy cho người dân.
“Nay thẩm quyền đã giao về xã, nên chính quyền cấp xã phải trực tiếp khẳng định rõ ràng: có tranh chấp hay không, có lấn chiếm hay không, có vi phạm hay không” - ông Mai Văn Phấn - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đất đai nhấn mạnh.
Ngoài ra, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính về đất đai không được yêu cầu người sử dụng đất phải thực hiện chỉnh lý hồ sơ, giấy tờ liên quan đến đất đai sau khi sắp xếp, tổ chức chính quyền địa phương hai cấp mà thực hiện đồng thời khi người sử dụng đất thực hiện thủ tục hành chính hoặc trên cơ sở nhu cầu của người sử dụng đất.
Hồ sơ địa chính tại khoản 1 Điều 128 Luật Đất đai được tập hợp theo đơn vị hành chính cấp xã.
Nghị định số 151/2025 cũng quy định, thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu là không quá 17 ngày làm việc; cấp giấy chứng nhận lần đầu là không quá 3 ngày làm việc.
So với quy định hiện hành tại khoản 1 Điều 22 Nghị định số 101/2024, thời gian đăng ký có thể lên tới 20 ngày làm việc, trong khi thời gian cấp giấy chứng nhận vẫn giữ nguyên là 3 ngày làm việc.
(Theo Laodong.vn)

Xã Phượng Dực: tăng cường quản lý đất đai và phát triển thương mại điện tử
Kinhtedothi - Sau khi chính quyền địa phương hai cấp đi vào hoạt động, lãnh đạo, cán bộ và Nhân dân xã Phượng Dực đã triển khai thực hiện ngay các mặt công tác, đặt nhiệm vụ trọng tâm vào quản lý đất đai, chuyển đổi số, cải cách hành chính...
Siết chặt quản lý đất đai, bảo đảm kỷ cương pháp luật
Kinhtedothi - Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh và áp lực gia tăng từ phát triển kinh tế - xã hội, TP Hà Nội đang đối mặt với hàng loạt thách thức trong công tác quản lý đất đai.

Ban hành Sổ tay hướng dẫn công tác quản lý đất đai tại chính quyền địa phương 2 cấp
Kinhtedothi – Nhằm đảm bảo vận hành thông suốt, hiệu lực và hiệu quả chính sách đất đai trong bối cảnh mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) đang tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp, chủ động cùng với các địa mắc, tạo thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp, đồng thời nâng cao phương từng bước tháo gỡ vướng hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai.