Người dân sống trên đất quy hoạch “treo” được cởi trói
Kinhtedothi - Nhiều năm qua, tình trạng quy hoạch "treo" khiến người dân có đất trong diện quy hoạch phải sống cảnh khốn khổ, thậm chí nhà cửa xập xệ nhưng vẫn phải "án binh bất động" là thực tế đang tồn tại ở nhiều đô thị, trong đó có Hà Nội. Tuy nhiên, một tin vui bắt đầu từ năm 2021, đất thuộc diện quy hoạch "treo" trên 3 năm, người dân được quyền xây dựng nhà mới.
Tin liên quan
-
Dự án bỏ hoang, quy hoạch treo: Lãng phí tài nguyên, nhếch nhác đô thị
- Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Quy hoạch treo ảnh hưởng tiêu cực tới quyền, lợi ích hợp pháp cuộc sống của người dân
Nhiều hộ dân sống trên dự án ''treo'' khu nhà ở Ao Mơ, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai mong muốn được xây sửa nhà cửa, cải thiện điều kiện sống. Ảnh: Vũ Lê |
Dân sống khổ trên đất quy hoạch “treo”
Tại cuộc tiếp xúc cử tri quận Hoàng Mai trước Kỳ họp thứ 18, HĐND TP Hà Nội của Tổ đại biểu HĐND TP hồi tháng 11/2020, bà Nguyễn Thị Lan, Tổ dân phố 50, phường Vĩnh Hưng nêu, hàng trăm hộ dân thuộc hai Tổ dân phố 30, 50 phường Vĩnh Hưng trong hơn một thập kỷ qua phải sống khổ trên đất dự án “treo” khu nhà ở Ao Mơ đã được phê duyệt từ năm 2008. Người dân không được xây dựng, nâng cấp nhà ở trong khi đó toàn bộ ao hồ tại khu vực này cũng đã giao cho dự án nhưng không thực hiện, dẫn đến ngập úng mỗi khi mưa xuống. Trường hợp người dân gặp nhiều khó khăn, vướng mắc tương tự như dự án Khu nhà ở Ao Mơ không phải là hiếm trên địa bàn Hà Nội. Trong báo cáo tổng hợp của UBND TP Hà Nội gửi các cử tri cho thấy, hiện có tới gần 400 dự án bị “treo” nhiều năm khiến người dân không thể chuyển đổi mục đích sử dụng đất, không được mua bán sang nhượng, không được cấp phép xây dựng, không được sửa chữa, xây mới, mà phải chấp nhận cuộc sống chất lượng thấp.Trả lời các câu hỏi của các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, về tình trạng quy hoạch treo, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cũng đã thừa nhận: Quy hoạch treo ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người dân, đặc biệt là việc làm, sinh kế và cải tạo nhà ở. Nguyên nhân chủ yếu là chất lượng quy hoạch thấp, thiếu tầm nhìn, không lập đầy đủ quy hoạch liên quan, nhất là hạ tầng kỹ thuật, xã hội. Đồng thời thiếu quy hoạch chi tiết 1/500, không xác định chi tiết nguồn lực đầu tư, việc tổ chức thực hiện quy hoạch sau công bố chưa được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ theo quy định, nhất là công khai quy hoạch, xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch, không kịp thời rà soát, năng lực chủ đầu tư yếu kém…Sớm có hướng dẫn cụ thểĐể người dân được trả lại các quyền và lợi ích hợp pháp, ngày 17/6/2020, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV đã ban hành Luật số 62/2020/QH14 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2014 (viết tắt là Luật Xây dựng sửa đổi, bổ sung năm 2020). Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021 cho phép người dân được quyền xây dựng nhà mới nếu phần đất thuộc diện quy hoạch “treo” trên 3 năm. Cụ thể, tại mục 5 (khoản 33, điều 1) về “Điều kiện cấp giấy phép xây dựng tạm thời” quy định trường hợp sau 3 năm kể từ ngày công bố kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa cho phép chuyển mục đích sử dụng đất mà không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố, thì người sử dụng đất được quyền đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn. Khi hết thời hạn tồn tại của công trình ghi trong giấy phép, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có quyết định thu hồi đất, chủ đầu tư cam kết tự phá dỡ công trình, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ. Trường hợp quá thời hạn này mà quy hoạch xây dựng chưa thực hiện được, chủ đầu tư được tiếp tục sử dụng công trình cho đến khi có quyết định thu hồi đất. Việc hỗ trợ khi phá dỡ được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai...Theo luật sư Bùi Quang Hưng (Đoàn luật sư TP Hà Nội), quy định này đã giải quyết được những mâu thuẫn vốn đang tồn tại giữa người dân, Nhà nước với nhà đầu tư và giải tỏa được quyền của người dân về xây dựng, mua bán, sang nhượng. Đồng thời hạn chế được tình trạng dự án “treo”, đồ án quy hoạch “treo” tràn lan hiện nay. Tuy nhiên, để luật đi vào cuộc sống, khi ban hành các nghị định, thông tư hướng dẫn cần quy định rõ trách nhiệm của từng cấp sở, ngành, quận, huyện và làm sao phải hài hòa được quyền lợi người dân, lợi ích xã hội cũng như lợi ích của nhà đầu tư.Dưới góc nhìn của chuyên gia quy hoạch, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, quy hoạch là tầm nhìn xa, dài hạn, nhiều đồ án không thể thực hiện trong một sớm, một chiều vì nguồn lực. Do đó, quy định cấp phép xây dựng có thời hạn cho những công trình tại khu vực đã có quy hoạch nhưng chưa có dự án và kế hoạch GPMB vừa tăng cường được quản lý trật tự xây dựng, đồng thời khai thác hiệu quả quỹ đất. Thời gian tới, để cụ thể hóa quy định của luật, cần xây dựng quy chuẩn về loại công trình được xây dựng tạm, sau đó tuyên truyền và có hướng dẫn cụ thể, tránh lãng phí cho dân, đồng thời tránh được những căng thẳng cho cơ quan quản lý Nhà nước khi tiến hành GPMB thu hồi đất thực hiện dự án.
Tháng 8/2020, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ TN&MT và UBND TP Hà Nội kiểm tra, xử lý về phản ánh có tới 300 dự án "treo", bỏ hoang ở nhiều quận, huyện của TP Hà Nội khiến người dân sống trong vùng quy hoạch dự án gặp khó khăn, đặc biệt là gây lãng phí tài nguyên đất. Thực hiện chỉ đạo này, Hà Nội đã và đang triển khai nhiều biện pháp mạnh tay đối với các dự án "ôm" đất nhưng không triển khai. |
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
- TP Hồ Chí Minh: Đề xuất tạm dừng đề án quảng cáo trên thân xe buýt vì "ế ẩm"
- Phê duyệt chủ trương xây dựng 2 bến container tại cảng Lạch Huyện, Hải Phòng
- Vì sao cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết và Phan Thiết – Dầu Giây có nguy cơ chậm tiến độ?
- Quảng Ngãi: Chính quyền ra tối hậu thư đối với những hộ dân chây ỳ không giao đất
-
Quá trình lắp ráp robot đào hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội có gì đặc biệt
Kinhtedothi - Hai robot đào hầm (TBM) với tên gọi “Thần tốc” và “Táo bạo” đã và đang hoàn thiện những khâu quan trọng...XEM THÊM -
Tai nạn giao thông mới nhất hôm nay 5/3: Xe đầu kéo tông sập nhà dân ở TP Hồ Chí Minh, một người chết
Kinhtedothi - Tin tức tai nạn giao thông mới nhất hôm nay 5/3: Xe đầu kéo tông sập nhà dân ở TP Hồ Chí Minh, một ngườ...XEM THÊM -
Mê Linh: Một nam thanh niên tử vong khi lao xe máy xuống ruộng
Kinhtedothi - Sáng 5/3, người dân huyện Mê Linh khi đi làm đã phát hiện một thanh niên tử vong dưới ruộng đầy bùn và ...XEM THÊM -
Hà Nội: Từ đêm 6/3 trời chuyển rét, nhiệt độ thấp nhất 16 -18 độ
Kinhtedothi – Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, hiện nay (5/3), ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di c...XEM THÊM -
Tuyên Hoá: Mất lái, xe khách lao thẳng xuống vực
Kinhtedothi - Vào sáng 5/3, một xe khách của Công ty CP Vận tải Hoàng Phát khi đang lưu thông đoạn Km63+100 (thuộc QL...XEM THÊM -
Bình Dương: Vượt đèn đỏ, xe máy tông lật xe ba gác
Kinhtedothi - Mới đây, camera hành trình của một lái xe đã ghi lại cảnh một cô gái cố tình vượt đèn đỏ đã tông lật xe...XEM THÊM
-
Tăng thêm chuyến tàu hỏa tuyến Hải Phòng - Hà Nội và ngược lại ngày 6 - 7/3/2021
Kinhtedothi - Thông tin từ Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội cho biết, ngày 6 - 7/3/2021 tàu hỏa tuyến Hải Phòng - Hà Nội và ngược lại sẽ được tăng thêm 2 chuyến tàu để phục vụ nhu cầu đi lại của...05-03-2021 14:03
-
Công trình siêu méo trên đường Đại La: Vì sao chưa xử lý?
Kinhtedothi - Vừa qua, báo Kinh tế&Đô thị nhận được phản ánh của một số người dân ngõ 128C, đường Đại La, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng về việc sau GPMB tại khu vực ngõ 128C, đoạn giáp với phố...05-03-2021 08:56
-
Thời tiết hôm nay 5/3: Hà Nội tiếp tục mưa phùn, sương mù và rét
Kinhtedothi - Hôm nay (5/3), khu vực Hà Nội trời nhiều mây, sáng có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù, sau có mưa vài nơi. Sáng sớm và đêm trời rét. Nhiệt độ thấp nhất 17 - 20 độ C; cao nhất 21 - 24 độ C.05-03-2021 06:55
-
Mê Linh: Bước đầu làm rõ vụ ô tô đâm nhiều phương tiện khiến 3 người thương vong
Kinhtedothi - Tối 4/3, thông tin từ CQĐT Công an huyện Mê Linh (Hà Nội) cho biết, đơn vị xác định và ghi lời khai ban đầu của tài xế điều khiển ô tô gây tai nạn nghiêm trọng khiến 3 người thương vo...04-03-2021 23:06
-
Hà Nội sẽ lấy nước sông Hồng bổ cập cho sông Tô Lịch và sông Nhuệ
Kinhtedothi - Việc bổ cập nước từ sông Hồng sang sẽ giúp cải tạo đáng kể tình trạng môi trường của sông Tô Lịch và sông Nhuệ. Dự kiến, TP Hà Nội sẽ lắp 8 trạm bơm dã chiến để bổ cập nước cho sông N...04-03-2021 20:37
- Nhà báo Nguyễn Minh Đức – Tổng biên tập báo Kinh tế & Đô thị: "Cần có tổ chức chuyên nghiệp đứng ra làm trung gian"
- Vaccine “made in Việt Nam” Covivac ngừa Covid-19 : Đã có hơn 400 người đăng ký tiêm thử nghiệm
- Quá trình lắp ráp robot đào hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội có gì đặc biệt
- Ông Phùng Văn Dũng được bổ nhiệm làm Phó Trưởng ban Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội
- Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh trao quyết định tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm cán bộ
- Hà Nội: Từ đêm 6/3 trời chuyển rét, nhiệt độ thấp nhất 16 -18 độ
- [Infographic] 10 đơn vị bầu cử tại Hà Nội và số đại biểu Quốc hội được bầu
- Ngày 8/3, những liều vaccine Covid-19 đầu tiên sẽ được tiêm tại Việt Nam
- Sáng 5/3, hoàn thành hạ giải 2 cánh cửa mới, trả lại nguyên trạng cho Di tích Quốc gia đặc biệt đình Tây Đằng