Người Hà Nội sử dụng hầm đi bộ như thế nào?

Hải Nam
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Năm 2007 - 2008, UBND TP Hà Nội chính thức đưa vào sử dụng 23 hầm đi bộ với chi phí xây dựng hàng chục tỷ đồng. Sau 11 năm hoạt động, liệu hầm cho người đi bộ có được sử dụng đúng với chức năng của mình?

Hệ thống mạng lưới hầm đi bộ tại Ngã Tư Sở, Thanh Xuân, Hà Nội.
23 hầm đi bộ được UBND TP Hà Nội đưa vào hoạt động, cụ thể: Đường Vành đai 3 có 17 hầm đi bộ, nút giao đường 32 với đường 70 có 4 hầm đi bộ, 2 hầm đi bộ ở nội thành là Ngã Tư Sở và nút giao Giải Phóng - Đại Cồ Việt.
 Ghi nhận vào lúc 12h trưa, thời điểm bến xe Mỹ Đình khá đông đúc, bên trong hầm đi bộ đìu hiu, vắng vẻ. 
Khi được hỏi tại sao lại không sử dụng hầm đi bộ, chị T.Tiên (Tuyên Quang) chia sẻ: Hầm khá bí, đèn tối. 
Hầm được giữ vệ sinh khá tốt, luôn có ít nhất 1-2 nhân viên vệ sinh túc trực và lau dọn thường xuyên. Không còn những hình ảnh bẩn thỉu, rác rưởi, thậm chí là cả kim tiêm như khoảng thời gian 1 năm về trước. 
Tại Ngã Tư Sở, mạng lưới hầm đi bộ vô cùng rộng và phức tạp. Hầm ở đây ngoài mục đích cho người đi bộ còn phục vụ cho cả xe đạp đi dưới hầm.
Hệ thống hầm đi bộ tại Ngã Tư Sở khá lằng nhằng, sơ đồ khó hình dung. Chúng tôi có mặt tại hầm 1 tiếng nhưng đã có ít nhất 3 người hỏi về đường lên và chính chúng tôi cũng không nắm rõ phương hướng khi ở dưới hầm.
 Tại các cửa hầm, người dân ở xung quanh thản nhiên mở bán hàng nước, bánh mỳ… 
 Thậm chí, nhiều người ngồi chắn ngay trước lối ra vào hầm. 
 Điều này sẽ tạo cho người dân tâm lý e ngại khi phải bước qua những tốp người đang say sưa uống nước, nói chuyện này.

Hầm được chia rõ ràng 2 làn: đi bộ và đạp xe, được giữ vệ sinh sạch sẽ nhưng vắng bóng người.
 Nếu có, thì phần lớn là những người tập thể dục. 
Người dân chia sẻ rằng hầm đi bộ sạch sẽ, mát mẻ, không vướng xe cộ nên đây là không gian lý tưởng để đi bộ, đạp xe.
Một lý do nữa khiến cho người đi bộ từ chối sử dụng hầm là do quãng đường đi dưới hầm dài hơn và tốn sức. Chị Hiên (Trường Chinh) than thở: “Hầm sâu quá, bước xuống hầm mà phải nghỉ tận 2 lần, phải chăng có thang máy thì mình xuống hầm dễ dàng hơn.” 
 Lúc 19h - thời điểm Ngã Tư Sở có lưu lượng xe cộ đông đúc nhất, số lượng người đi bộ sử dụng hầm cũng tăng lên nhưng không đáng để.
 
 Thay vào đó, sự “nhộn nhịp” hơn tại hầm đi bộ vào thời điểm cao điểm này là do số lượng người dân tập thể dục, giải trí, thư giãn khá nhiều. Thậm chí, có hẳn một sân bóng mini tại đây.