Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Người lao động chật vật tìm việc

Kinhtedothi - Công việc ít, thu nhập giảm sâu, nhiều lao động bỗng nhiên bị mất việc làm ngay khi làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư diễn ra. Trước thực tế này, Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) Hà Nội và các điểm sàn vệ tinh vẫn tổ chức các phiên giao dịch việc làm thường xuyên để kết nối người lao động (NLĐ) và DN.
Lao động hưởng trợ cấp, chờ tìm việc mới

Dịch Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp đến những tài xế taxi, xe ôm bởi hiện nay người dân ít có nhu cầu đi lại, nhiều người làm việc ở nhà. Dù lo lắng dịch bệnh nhưng vì cuộc sống mưu sinh, nhiều tài xế vẫn phải ra đường bươn chải.
Ngồi đón khách trên hè phố Trung Kính (quận Cầu Giấy), anh Phạm Anh Sơn - lái xe ôm công nghệ, buồn thiu cho hay: "Đợt này, dịch Covid-19 diễn biến trong cộng đồng quá nhanh, lượng khách hàng của tôi chỉ còn 30%, thu nhập cũng giảm theo. Mỗi ngày, tôi chỉ kiếm được khoảng hơn 100.000 đồng, chỉ đủ chi phí thuê nhà, xăng xe và ăn uống đạm bạc; không còn tiền gửi về quê để lo cho các con ăn học".
 Người lao động thực hiện thủ tục hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội. Ảnh: Công Hùng
Những ngày này, Trung tâm DVVL Hà Nội vẫn tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Những ai đến Trung tâm đều phải khai báo y tế, sát khuẩn tay, đeo khẩu trang, ngồi giãn cách đúng vị trí. Vừa thực hiện xong khai báo thất nghiệp và tìm kiếm việc làm, chị Trần Hoàng Hà (phố Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội) chia sẻ: “Trước đây, tôi trông học sinh cho một đơn vị tư nhân nhưng nay học sinh nghỉ học, tôi cũng mất việc luôn. Cũng may là mỗi tháng tôi còn có hơn 2,7 triệu đồng BHTN để lo cho cuộc sống gia đình. Tôi vẫn đang nhờ Trung tâm giới thiệu công việc khác để kiếm tiền nuôi con”. Cũng cùng cảnh ngộ thất nghiệp, anh Đỗ Anh Sơn (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân) cho biết, 8 tháng nay anh vẫn chưa tìm được việc làm dù đã kiên trì rải hồ sơ đi khắp nơi. Nhiều người khuyên tạm thời chuyển sang công việc khác như giao hàng nhưng anh vẫn muốn làm thi công xây dựng.

Doanh nghiệp vẫn tuyển dụng lao động

Chia sẻ với phóng viên về số người đến làm thủ tục hưởng BHTN trong thời gian này, Phó Giám đốc Trung tâm DVVL Hà Nội Vũ Quang Thành cho biết, từ sau đợt nghỉ lễ 30/4, 1/5 đến nay, trung bình mỗi ngày Trung tâm DVVL Hà Nội và các điểm tiếp nhận 350 – 400 hồ sơ hưởng BHTN. Trung tâm tiếp tục thực hiện giải pháp tốt nhất để hỗ trợ NLĐ, rút ngắn thời gian giải quyết.
"Chúng tôi ứng dụng công nghệ thông tin và huy động thêm cán bộ để tập trung tối đa thực hiện các hoạt động tiếp nhận khai báo tình trạng thất nghiệp, tìm kiếm việc làm hàng tháng của NLĐ, tư vấn cho NLĐ, giao dịch việc làm. Đồng thời, duy trì xếp hàng qua ứng dụng để NLĐ đặt chỗ trước khi đến giao dịch tại Trung tâm. Các hoạt động khai báo tìm kiếm việc làm, nộp hồ sơ còn được Trung tâm thực hiện qua email, zalo, bưu điện để hỗ trợ NLĐ một cách nhanh nhất và tránh tiếp xúc" - ông Thành cho biết.

Hiện nay, Trung tâm DVVL Hà Nội vẫn duy trì các phiên giao dịch việc làm từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần. Theo thống kê của Trung tâm DVVL Hà Nội, mỗi tuần trên toàn hệ thống của Trung tâm có từ 120 – 150 DN tham gia tuyển dụng trực tuyến và trực tiếp khoảng 2.000 vị trí việc làm. Các DN tuyển dụng tập trung ở lĩnh vực thương mại dịch vụ, sản xuất linh kiện điện tử, công nghệ thông tin, thương mại điện tử, giao nhận và các vị trí việc làm khác.
Dựa trên những dữ liệu thu thập được và quan sát thị trường lao động, Trung tâm DVVL Hà Nội đã xây dựng kịch bản việc làm với hai chiều hướng. Theo đó, khi Chính phủ, TP Hà Nội có những giải pháp phòng, chống và dịch Covi-19 được kiểm soát, kinh tế tiếp tục phát triển, các DN sẽ đẩy mạnh hoạt động thì thị trường lao động sẽ phục hồi. Nhất là những lĩnh vực như thương mại dịch vụ bị ảnh hưởng trong quá trình xảy ra dịch Covid-19...

Trước những e ngại của NLĐ về tìm kiếm việc làm trong thời điểm này, ông Vũ Quang Thành cho rằng: Với việc Chính phủ, TP Hà Nội, đơn vị, xã hội, cộng đồng người dân thực hiện tốt phòng chống dịch thì NLĐ hãy sẵn sàng đi tìm việc làm. Hiện nay, các DN vẫn đăng ký tuyển dụng tại Trung tâm DVVL Hà Nội, NLĐ sẽ được hỗ trợ trực tiếp hoặc trực tuyến để kết nối trả lời phỏng vấn.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội phấn đấu thu hút 20.000 lao động nông thôn tham gia học nghề

Hà Nội phấn đấu thu hút 20.000 lao động nông thôn tham gia học nghề

09 Jul, 05:20 AM

Kinhtedothi – UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 177/KH-UBND triển khai thực hiện Kế hoạch số 316-KH/TU ngày 23/4/2025 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn TP Hà Nội.

Hà Nội chi hơn 2.200 tỷ đồng cho công tác ưu đãi người có công

Hà Nội chi hơn 2.200 tỷ đồng cho công tác ưu đãi người có công

09 Jul, 05:18 AM

Kinhtedothi – 6 tháng đầu năm 2025, TP Hà Nội chi cho công tác ưu đãi người có công với tổng kinh phí 2.237 tỷ đồng. Trong đó, chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp cho 76.462 người có công và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng 1.658 tỷ đồng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ