Người lao động nước ngoài ở Việt Nam phải đóng BHXH

Đức Toàn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chi tiết Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) và Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Theo đó, đối tượng áp dụng gồm: Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ một năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam. Người lao động quy định tại điểm 1 không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định tại Nghị định này khi thuộc một trong các trường hợp sau:
Người nước ngoài làm việc trong một trường học tại Hà Nội. Ảnh: Công Hùng
Di chuyển trong nội bộ DN theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 3/2/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động.

Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, tổ chức nước ngoài, DN được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

Chế độ BHXH đối với người lao động nước ngoài tính trên thời gian tham gia bảo hiểm. Về chế độ ốm đau, Nghị định quy định điều kiện hưởng chế độ ốm đau thực hiện theo BHXH.

Chế độ hưu trí cũng được quy định theo Luật BHXH. Người lao động có thể hưởng lương hưu hàng tháng hoặc trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.

Về chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Nghị định quy định điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động thực hiện theo Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần