Người Sài Gòn như thế không yêu sao được!
Kinhtedothi - Làm báo được ít năm, thực hiện vài chương trình độc lập, tôi được đi công tác Sài Gòn bằng máy bay đúng dịp kỷ niệm 30/4.
Ðối với tôi máy bay là một cái khoang đầy lạ lẫm. Lạ từ cái ghế ngồi êm có dây thắt cho đến những nữ tiếp viên xinh đẹp ân cần, dịu dàng như những cô tiên trong truyện cổ tích ngày nào. Chuyến bay đầu đời mỗi lần cất-hạ cánh không sao quên được cái cảm giác ruột bị rút khỏi ổ bụng, nôn nao say.

Trước đó tôi đã có chuyến xuyên Việt bằng "Con tàu Việt Nam đi suốt bốn mùa vui" nối liền một dải Bắc-Nam. Cứ thế, tôi được lên xuống các ga, chứng kiến những buồn vui tan hợp. Suốt dọc hành trình đi làm ký sự về sự hoà hợp hai miền, gặp ai cũng thấy biểu lộ niềm phấn khởi vì "Ðường tàu mùa xuân" đã nối liền những vụn vỡ chiến tranh, những xa cách lòng người, những khoảng trông mong trong mỗi gia đình: người Nam-kẻ Bắc, chung mạch máu, màu da mà hai bên chiến tuyến. Ông trẻ tôi, hồi chiến tranh loạn lạc, vô Nam từ 1954, lập gia đình, làm rể Sài Gòn ấm êm đến giờ. Tính cách hai miền hoà nhịp "cơm lành canh ngọt" thấy ở nhiều gia đình Bắc-Nam như thế.
Năm đó, tôi có dịp tiếp xúc với một nhóm văn nghệ sỹ Nam bộ đã chinh chiến thời bom đạn, xen lẫn những người ở R làm văn công kháng chiến, có cả vài người phục vụ chế độ cộng hoà. Họ nhìn tôi với ánh mắt e dè khi thấy một tay phóng viên trẻ măng mới ở Bắc vô cầm micro chuẩn bị góp vui vài tiết mục. Tôi hát nhạc Trịnh-những khúc ca về nhân tình, về mẹ, về những mạch ngầm tuôn chảy mạnh hơn cả súng đạn. Họ bắt tay một người trẻ từ "phía bên kia" và như chợt cùng nhận ra một niềm thôi thúc hoà hợp sau hàng chục năm trời binh đao, đổ nát...
Chuyến bay thành phố Hồ Chí Minh sau đó vài năm. Bà chị họ đón tôi trên chiếc cầu chữ Y chằng chịt xe cộ. "Vô đây, em sẽ không có thời gian và nơi chốn để buồn"- Một câu gợi mở đầy ẩn dụ về một thành phố lúc nào cũng hừng hực, ào sôi. Thành phố cứ cuốn mình đi, bắt mình chạy, buộc mình không được ỳ trệ, kéo mình ra khỏi những vỏ ốc âm u, hoà vào nhịp trẻ trung năng động.
Bữa tối đầu tiên của một phóng viên du lịch, tôi được vinh dự gặp mặt bà Võ Thị Thắng, bấy giờ là Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch. Tôi nhớ như in một vài trang sách viết về bà với “Nụ cười chiến thắng" rạng rỡ trước kẻ thù. Giờ nụ cười đó đang nhẹ nhõm nở dìu dịu trước mặt tôi, một cậu phóng viên trẻ. Bà Thắng thẳng thắn thông báo: sẽ không tiếp khách ở phòng lạnh kín bưng, mà sẽ đưa phóng viên bản đài sống trong không khí nhà hàng nhộn nhịp để cảm nhận về một sức sống rất Sài thành.
Bà chọn một góc phòng đỡ ồn nhất đủ dành cho bốn người: tôi cùng sếp từ Hà Nội, bà và một nữ doanh nhân du lịch. Câu chuyện chảy từ chuyện nọ sang chuyện kia, từ quốc gia đại sự đến gia đình bè bạn. Tôi vẫn nhớ lời tâm sự của bà: Danh hiệu in dấu nụ cười là vinh dự, là kỷ niệm đẹp nhưng đối mặt với trọng trách đứng đầu một ngành công nghiệp sạch, cần nhiều thứ hơn thế.
Theo dòng câu chuyện, tôi không thấy bà xa cách nữa, mà gần gũi vô cùng. Với trái tim của một người phụ nữ, bà Thắng thấy cần phải xây dựng một nền du lịch dịch vụ thân thiện, hướng tới con người. Ðó còn là một ngành du lịch xanh coi trọng thiên nhiên, vẻ đẹp hữu tình vốn có.

Tiếp chúng tôi hôm đó có Anh hùng Lao động Nguyễn Thị Hoa Lệ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Du lịch Hoà Bình, là một trong những cộng sự, người em thân tín của bà Võ Thị Thắng. Sau này, nhiều dịp phỏng vấn bà Lệ, tôi đều nhận thấy một thái độ nể phục dành cho người chị đáng kính, một người phụ nữ cương trực, gang thép nhưng cũng giàu lòng trắc ẩn: "Chị ấy là một người bình dị, trọng nghĩa tình, luôn tìm mọi cơ hội đấu tranh vì quyền lợi của chị em phụ nữ"...
Theo chỉ dẫn của bà Võ Thị Thắng trong câu chuyện đời thường về sức sống mới của một thành phố trẻ: Bạn muốn tìm hiểu về Sài Gòn đừng tìm ở đâu xa, đơn giản thôi, mỗi góc phố, mỗi con người đều in hằn những dấu ấn thời gian, những góc tính cách đại diện cho một thành phố mở, nhưng cũng vô cùng kỷ luật, ngay ngắn.
Có thể bắt đầu từ ngôi nhà gần cầu chữ Y của ông trẻ tôi, từ bà Tư, vợ ông, một người sống lành hiền như trong người luôn chứa sẵn kinh Phật, luôn dạy con cháu phép tắc: Muốn làm gì đi chăng nữa, trước tiên hãy biết cúi đầu, khoanh tay chào người lớn tuổi đến chơi nhà...
Hôm rồi gặp lại một người bạn gốc Bắc sau hơn 20 năm. Bạn giờ đã là cư dân Sài thành. Bạn yêu người Sài Gòn! Ở chung cư bạn thuê, mấy nhà hàng xóm đều dùng một loại chuông cửa. Một nhà có khách là mấy nhà kia ngó ra vì đều nghĩ đó là khách nhà mình. Thấy vậy, bạn bèn đi thay cái chuông khác vì không muốn làm phiền nhà bên. Một lần có khách bấm chuông, vẫn thấy chị hàng xóm ngó ra. Bạn thắc mắc là mình đã thay chuông rồi mà, sao hàng xóm vẫn bị nhầm. Hoá ra là chị hàng xóm cũng có ý nghĩ tương tự, lặng lẽ đi thay chuông nhưng vô tình lại mua trùng với chuông mới của nhà bạn.
Người Sài Gòn như thế không yêu sao được.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
TAG:
-
Dỡ bỏ các chốt kiểm soát cuối cùng tại thị xã Đông Triều
Kinhtedothi - Chiều ngày 26/2, Ban chỉ đạo Phòng chống dịch Covid – 19 tại Quảng Ninh cho biết; những thôn, xã còn lạ...XEM THÊM -
Quảng Ninh: Các cơ sở giáo dục đào tạo đi học trở lại từ ngày 1/3/2021
Kinhtedothi - Học sinh, sinh viên của các cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (trừ TX Đông Triều) đi...XEM THÊM -
Hải Phòng tạm dừng các chốt kiểm soát tại các cửa ngõ ra vào
Kinhtedothi- Hải Phòng sẽ tạm dừng hoạt động của các chốt kiểm soát dịch bệnh Covid – 19 liên ngành tại các cửa ngõ r...XEM THÊM -
Chủ tịch UBND quận Kiến An giữ chức Chánh Văn phòng Thành ủy
Kinhtedothi - Chiều 26/2, Thường trực Thành ủy Hải Phòng triệu tập Hội nghị công bố các quyết định của Ban Thường vụ ...XEM THÊM -
ADB viện trợ Quảng Trị hơn 14,3 tỉ đồng xây dựng nhà ứng phó với thiên tai
Kinhtedothi- Ngày 26/2, ông Lê Quang Lam – Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh...XEM THÊM -
Bình Dương: Các dịch vụ không thiết yếu tiếp tục đóng cửa, dừng tổ chức lễ hội đông người
Kinhtedothi – Đây là chỉ đạo của UBND tỉnh Bình Dương đối với các cơ sở kinh doanh, dịch vụ không thiết yếu: quán bar...XEM THÊM
-
Quảng Nam: Tặng bằng khen cho thanh niên dũng cảm lao ra biển cứu người
Kinhtedothi- Chiều 26/2, UBND và Hội liên hiệp Thanh niên thị xã Điện Bàn đã trao tặng giấy khen cho anh Trần Văn Tròn (20 tuổi, trú khối phố Hà Quảng Đông, phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn) về t...26-02-2021 19:06
-
Thêm 5 bệnh nhân mắc Covid-19, trong đó, Hải Dương ghi nhận 4 ca trong cộng đồng
Kinhtedothi - Chiều 26/2, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 cho biết, 5 ca mắc mới (BN2422-2426), trong đó có 4 ca ghi nhận trong nước tại Hải Dương và 1 ca bệnh được cách ly ngay sau ...26-02-2021 18:13
-
Cháy căn hộ ở chung cư Mipec Long Biên
Kinhtedothi – Một đám cháy bất ngờ bùng phát tại căn hộ tại chung cư Mipec Long Biên (quận Long Biên, TP Hà Nội), khiến nhiều người dân hoang mang, tháo chạy tán loạn.26-02-2021 16:42
-
Nghệ An: Phát hiện và đưa đi cách ly y tế 7 người nước ngoài
Kinhtedothi - Đi trên xe khách qua địa bàn huyện Hưng Nguyên (Nghệ An), 7 người Trung Quốc nghi vượt biên trái phép đã bị lực lượng chức năng phát hiện, lấy mẫu xét nghiệm và cách ly phòng Covid -19.26-02-2021 16:37
-
Những lưu ý “vàng” khi đăng ký sơ tuyển vào các trường quân đội năm 2021
Kinhtedothi - Trong năm 2021, hệ thống các trường ĐH, CĐ, học viện trong quân đội sẽ thực hiện tuyển sinh theo phương thức sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia để xét tuyển.26-02-2021 16:24
- Truy vết phát hiện thêm 21 F1, 332 F2 liên quan đến 3 ca dương tính
- Vietnam Airlines khôi phục đường bay tới Vân Đồn
- Hà Nội: Đề xuất mở lại phố đi bộ Hồ Gươm vào ngày 2/3
- Dỡ bỏ các chốt kiểm soát cuối cùng tại thị xã Đông Triều
- Bệnh viện Dã chiến số 3 tại TP Chí Linh đón bệnh nhân đầu tiên
- Cán bộ thuế đi làm thứ 7, chủ nhật để giải quyết hồ sơ với các trường hợp ghi nợ tiền sử dụng đất
- Thêm 5 bệnh nhân mắc Covid-19, trong đó, Hải Dương ghi nhận 4 ca trong cộng đồng
- Bà Lê Thị Thu Hằng được điều động làm Bí thư Quận ủy Tây Hồ
- Hà Nội: Học sinh, sinh viên sẽ trở lại trường theo thứ tự lần lượt để bảo đảm phòng chống dịch