Người Việt tìm kiếm gì trong mùa dịch Covid-19?

Hà Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Những từ khoá liên quan tới Covid-19 được người Việt tìm kiếm nhiều nhất trên Google như virus corona, nước rửa tay khô, khẩu trang...

Thống kê mới đây từ công cụ Google Trends đã phản ánh chính xác những mối quan tâm hàng đầu của người Việt tới những diễn biến dịch bệnh Covid-19 thời gian qua.

 Người Việt tìm kiếm nhiều nội dung liên quan dịch Covid-19. Ảnh minh họa

Cụ thể, lượt tìm kiếm từ khoá “virus corona” tại Việt Nam gần như bằng không cho tới 22/1. Sang tới 23/1, số lượt tìm kiếm bất ngờ tăng vọt do đây là thời điểm phát hiện ca dương tính đầu tiên trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc.

Lượt tìm kiếm từ khoá “Vũ Hán” bắt đầu tăng mạnh từ 23/1, nhưng giảm dần vào giữa tháng 2, khi số ca nhiễm và ca tử vong bắt đầu giảm.

Lượt tìm kiếm tiếp tục tăng mạnh và vượt qua mốc 100 triệu vào ngày 7/3, khi có ca dương tính là bệnh nhân 17 trở về từ châu Âu, được cho là nguyên nhân lây lan nhiều người khác trên cùng chuyến bay VN-0054.

Đến ngày 5/3, khi đợt lây nhiễm Covid-19 thứ hai bắt đầu, xu hướng tìm kiếm về dịch Covid-19 tiếp tục tăng mạnh trở lại và duy trì ở mức độ cao và đạt đỉnh vào ngày 29/3.

Đồng thời, lượt tìm kiếm từ khoá “thông tin Chính phủ” tăng vọt từ ngày 31/3 khi Chỉ thị 16 của Chính phủ về giãn cách xã hội có hiệu lực. Trước thời điểm Việt Nam công bố dịch toàn quốc, tiến tới giãn cách toàn xã hội, và ngày 15/4 khi có quyết định tiếp tục kéo dài giãn cách.

Lượt tìm kiếm về “virus corona” tiếp tục duy trì, và giảm dần trong giai đoạn cuối tháng 4, khi nước ta không ghi nhận thêm ca mắc mới. Từ khoá gồm các nhu yếu phẩm như khẩu trang, xà phòng, nước rửa tay khô,... được tìm kiếm nhiều xuyên suốt mùa dịch.

Tới đầu tháng 5, lượt tìm kiếm về 3 loại mặt hàng này vẫn duy trì, ngay cả khi Việt Nam trong nhiều tuần không ghi nhận ca nhiễm mới, và đã bước đầu giảm giãn cách xã hội.

Song song với đó, người dân cũng tìm kiếm các triệu chứng nghi nhiễm virus corona, chiếm tới 99% trong hạng mục liên quan tới triệu chứng.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần