Nguyên do đằng sau các cuộc biểu tình kéo dài ở Iran

Ngọc Lan
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Cuộc biểu tình ở Iran đã bước sang ngày thứ 5 liên tiếp, đặt ra thách thức chính trị lớn nhất mà chính quyền Tehran phải đối mặt.

Các hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy, lực lượng cảnh sát đã sử dụng hơi cay và vòi rồng để dẹp các cuộc biểu tình. Truyền thông nhà nước Iran cho biết ít nhất 10 người đã chết trong cuộc biểu tình vào đêm giao thừa năm mới 2018 trong khi các báo chí phương Tây ước tính ít nhất 20 người đã thiệt mạng.
 Cuộc biểu tình ở Iran đã kéo dài 5 ngày.
Lý giải nguyên nhân cuộc biểu tình bùng phát, các chuyên gia cho rằng, người dân ra đường là vì tình hình kinh tế lên xuống thất thường và không được như kỳ vọng.
Theo BBC, tính trung bình, người Iran dã nghèo đi 15% trong thập niên qua. Số tiền chi tiêu cho thực phẩm đã giảm từ 30 - 50%. Tỷ lệ thất nghiệp trên toàn quốc là 12,4%. Đặc biệt đối với giới thành niên từ 20 - 24 tuổi, tỷ lệ này lên tới 32%. Chính phủ của ông Rouhani cũng thất bại trong việc giảm nghèo. Các con số thống kê chính thức của Iran cho thấy, gần một nửa 80 triệu dân của Iran là người nghèo và 1/3 dân số đang sống dưới mức nghèo khổ. Đồng Rial của Iran trong vòng một năm qua bị mất giá 20%. Việc giá dầu giảm mạnh từ 130 USD xuống còn 40 - 50 USD/thùng trong vài năm trở lại đây đã làm mất nguồn thu chính cho ngân sách của chính phủ.
"Tôi không nghĩ chúng ta có thể tách bạch kinh tế và chính trị", Reza Marashi, Giám đốc Nghiên cứu tại Hội đồng Quốc gia Mỹ - Iran, nhận định.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng, kỳ vọng vào Thỏa thuận hạt nhân P5+1 đã không được đáp ứng. Thỏa thuận này được xem là thành tựu lớn nhất dưới thời ông Rouhani hồi tháng 7/2015. Theo đó, Tehran chấp nhận kiềm chế chương trình hạt nhân, đổi lại, các rào cản về tài chính, năng lượng và vận tải được tháo dỡ.
Tuy vậy, hàng trăm tài sản của Iran vẫn bị phong tỏa, Mỹ cũng áp dặt thêm lệnh trừng phạt với Iran sau một số vi phạm như vụ phóng tên lửa vào mùa hè năm 2017 cũng khiến tình hình kinh tế của Iran gặp khó. Hơn hai năm đã trôi qua kể từ thời điểm Thỏa thuận hạt nhân được thông qua nhưng các vấn đề của Iran vẫn không được thay đổi một cách tích cực, khiến người dân ngày càng thất vọng.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần