80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nguyên Trưởng ban Dân tộc tỉnh Nghệ An bị khởi tố

Kinhtedothi - Công an tỉnh Nghệ An vừa ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Lương Thanh Hải - Nguyên Trưởng Ban dân tộc tỉnh này về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Ông Lương Thanh Hải - Nguyên Trưởng Ban dân tộc tỉnh Nghệ An. Ảnh: Vietnamnet.vn
Cụ thể, ông Lương Thanh Hải bị khởi tố do liên quan đến vụ việc của Đề án hỗ trợ kinh tế - xã hội cho người dân tộc thiểu số Ơ Đu tại huyện Tương Dương. Trước khi ông Hải bị khởi tố với hai tội danh nêu trên thì hai thuộc cấp khác liên quan đến đề án này là đối tượng Kim Văn Bốn - Cán bộ Phòng Chính sách dân tộc và Nguyễn Tâm Long - Quyền Trưởng phòng Chính sách dân tộc, đều bị khởi tố cùng tội danh tham ô tài sản.
Liên quan đến vụ việc, tháng 7/2020, Công an tỉnh Nghệ An cũng đã khởi tố vụ án tham ô tài sản, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Ban dân tộc tỉnh Nghệ An. Những hành vi này xảy ra trong quá trình thực hiện đề án phát triển kinh tế, xã hội dân tộc thiểu số Ơ Đu, huyện Tương Dương vào năm 2019. Hai đối tượng khác gồm Lê Văn Sơn - Giám đốc công ty Xây Dựng Văn Sơn và Nguyễn Đình Thịnh - Phó Giám đốc Công ty này cũng đã bị Công an tỉnh Nghệ An khởi tố về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ.
Các bị can nêu trên đều trực tiếp tham gia lập kế hoạch và thực hiện đề án hỗ trợ kinh tế, xã hội người dân tộc thiểu số Ơ Đu. Các đối tượng đã lập khống hồ sơ để đưa 45 hộ với 231 nhân khẩu là người Thái và người Khơ Mú thành người Ơ Đu. Đồng thời, thực hiện xây dựng 67 chuồng bò lên tới gần 13 tỷ đồng, có những chuồng bò được đẩy giá lên 260 triệu đồng trong khi thực tế không đến một nửa.
Đề án Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Ơ Đu được Thủ tướng phê duyệt vào năm 2016, với tổng kinh phí 120 tỷ đồng (trong đó ngân sách Trung ương là 108 tỷ đồng và 12 tỷ là ngân sách đối ứng địa phương). Đề án được chia làm hai giai đoạn gồm: Giai đoạn 1 (2016-2020) kinh phí 61,6 tỷ đồng; Giai đoạn 2 (2021 - 2025) kinh phí 58,4 tỷ đồng.
Mục tiêu của đề án là xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người Ơ Đu bền vững, tăng cường chăm sóc sức khỏe, cải thiện giống nòi và bảo tồn các nét văn hóa truyền thống; bảo tồn và phát huy tiếng nói, nhà ở, phong tục tập quán của người Ơ Đu.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

18 Jul, 09:36 PM

Kinhtedothi - Chiều 18/7, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Trưởng đoàn khảo sát số 1 của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với LĐLĐ TP Hà Nội về chuyên đề tình hình triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho công nhân (giai đoạn 2018-2025).

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

17 Jul, 11:16 PM

Kinhtedothi - Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ