Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nhập viện chữa sởi vì không tiêm vaccine

Kinhtedothi - Bệnh viện Nhi T.Ư vừa điều trị cho một bệnh nhi tên là D.A, 17 tháng mắc sởi đến từ Hà Nam. Đáng chú ý, bệnh nhi nhập viện do bố mẹ không tiêm vaccine phòng sởi cho con.
Chăm sóc cho bệnh nhi mắc sởi.
Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng sốt, li bì, nốt phát ban lan từ mặt xuống ngực, cánh tay và 2 bàn chân. Đáng chú ý, mặc dù đã 17 tháng tuổi nhưng gia đình bệnh nhi không tiêm chủng cho con. Khi được hỏi nguyên nhân, bà cháu Diệp Anh chia sẻ: “Bố mẹ cháu đọc nhiều bài báo trên mạng xã hội, lo sợ phản ứng sau khi tiêm nên nhất định không cho cháu tiêm phòng. Khuyên thế nào cũng không được”.
TS. BS Nguyễn Văn Lâm - Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi T.Ư cho biết, hầu hết các trường hợp trẻ mắc sởi tại khoa đều chưa được tiêm phòng, trong đó có nhiều tường hợp ông bố bà mẹ kiên quyết không tiêm vaccine cho con.
Bác sĩ Lâm cho biết, khi mắc sởi, rất nhiều trẻ đã gặp biến chứng nặng. Cách đây không lâu, một bé trai 20 tháng tuổi vào viện. Điều đáng nói là dù đã gần 2 tuổi, nhưng bé chưa được gia đình cho tiêm phòng.
Khi đến bệnh viện, bệnh nhi sốt cao khó thở, nghe phổi có nhiều âm ran phế quản, bạch cầu tăng, phim chụp X-quang có hình ảnh nốt mờ rải rác 2 phổi. Cháu bé được chẩn đoán viêm phổi - suy hô hấp (một trong những biến chứng nguy hiểm, gây tử vong cao ở trẻ nhỏ mắc sởi). May mắn, sau gần 3 tuần được các bác sĩ tích cực điều trị, cháu bé đã qua cơn nguy kịch.
Gần đây, trên các mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin tự phát khuyến khích cha mẹ không tiêm vaccine phòng bệnh cho con. Điều này khiến nhiều phụ huynh lo lắng, không dám cho con đi tiêm phòng. Và hệ quả là nhiều bé không được bảo vệ khỏi những bệnh lây nhiễm nguy hiểm, trong đó có sởi, đồng thời dịch bệnh có cơ hội hoành hành trong cộng đồng.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cảnh báo, trẻ tiêm vaccine có tỷ lệ phản ứng rất nhỏ, nếu phát hiện kịp thời hoàn toàn có thể cứu được, nhưng trẻ không tiêm vaccine chắc chắn sẽ mắc bệnh và có nguy cơ tử vong cao. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho trẻ, Bộ trưởng khuyên các bậc phụ huynh nên đưa con đi tiêm phòng đúng lịch, đủ mũi, giúp trẻ có miễn dịch kháng bệnh.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

05 Jul, 04:21 PM

Kinhtedothi - Thông tư 26/2025/TT-BYT Bộ Y tế ban hành không chỉ bổ sung các trường thông tin bắt buộc trong đơn thuốc mà còn đưa ra quy định cụ thể về liều dùng, số lần dùng thuốc trong ngày, thời gian sử dụng. Thay đổi kỹ thuật nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn với người bệnh.

Đảm bảo an toàn thực phẩm đợt cao điểm trên địa bàn TP Hà Nội

Đảm bảo an toàn thực phẩm đợt cao điểm trên địa bàn TP Hà Nội

05 Jul, 12:06 AM

Kinhtedothi – UBND TP Hà Nội yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm “từ sớm, từ xa”, tập trung phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu đầu vào, kiểm soát điều kiện sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối thực phẩm đến tay người tiêu dùng.

Bệnh viêm gan B diễn tiến âm thầm: nguy cơ tử vong cao nếu phát hiện muộn

Bệnh viêm gan B diễn tiến âm thầm: nguy cơ tử vong cao nếu phát hiện muộn

04 Jul, 06:39 PM

Kinhtedothi - Hiện nay, nhiều bệnh nhân viêm gan B, phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn do chủ quan, không khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là ở người trẻ tuổi, khi sức khỏe còn tốt, hầu như không có triệu chứng. Chuyên gia y tế cảnh báo, viêm gan B có diễn tiến âm thầm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây ra biến chứng nặng nề như xơ gan hoặc ung thư gan, thậm chí là tử vong.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ