Nhiều cơ hội cho doanh nghiệp ngành hỗ trợ

Khắc Kiên
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Doanh nghiệp Việt Nam sẽ được nâng cao năng lực kỹ thuật, chất lượng, quản trị... hướng tới xuất khẩu sản phẩm, linh kiện ra thế giới và Nhật Bản.

Sáng 10/8, Sở Công Thương Hà Nội, Hiệp hội DN ngành công nghiệp hỗ trợ TP Hà Nội (HANSIBA), Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) phối hợp với Công ty CP NC Network Việt Nam (NCNV) tổ chức chương trình đào tạo dành cho các DN công nghiệp chế tạo Việt Nam, nhằm nâng cao năng lực kỹ thuật, chất lượng, quản trị... hướng tới mục tiêu xuất khẩu sản phẩm, linh kiện ra thế giới, trong đó có thị trường Nhật Bản.
Doanh nghiệp chia sẻ tại lớp đào tạo.
Tại chương trình, đại diện các DN sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ được tiếp cận kiến thức xây dựng mô hình kinh doanh theo tư duy quản trị tinh gọn “Made in Vietnam”; được gợi mở, định hướng cách thức áp dụng quản trị tinh gọn phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam; hiểu về yêu cầu chất lượng đối với linh kiện ô tô; tiếp cận các phương pháp nhằm nâng cao kỹ thuật, chất lượng của công ty trang bị tâm thế; nâng cao năng lực kỹ thuật chất lượng, đảm bảo chất lượng linh kiện ô tô cũng như chiến lược, phương pháp thực hiện nhằm nâng cao kỹ thuật, chất lượng.
Ông Otsuka Tetsuhisa - Giám đốc NCNV cho biết, thời điểm hiện nay chính là lúc DN Việt Nam và Nhật Bản có thể hợp tác rất bền vững hơn vì đã tiến gần lại với những điểm chung cơ bản. “Trong xu thế phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, xu thế tất yếu là ô tô điện các DN Việt Nam hoàn toàn có thể làm được. NCNV có thể giúp DN Việt Nam làm được những điều này bằng rất nhiều hình thức hỗ trợ về công nghệ, thiết bị, và thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo trao đổi giữa hai bên Việt - Nhật”, ông Otsuka Tetsuhisa chỉ rõ.

Trong khi đó, TS Nguyễn Đăng Minh - Chủ tịch Hội đồng chuyên môn, Viện Quản trị tinh gọn GKM so sánh, với các DN của Nhật thì DN Việt cần phải học hỏi nhiều, nhất là bổ sung thêm một quản trị mới, đó chính là phải thấu khi làm việc là cho chính bản thân mình…
Được biết, chương trình đào tạo sẽ là một chuỗi diễn ra từ tháng 8 - 11/2017, DN Nhật Bản mong muốn tìm ra những điểm triển vọng mới cho sự hợp tác có những bước tiến mới. NCNV sẽ mời các hãng sản xuất của Nhật Bản đến Việt Nam trao đổi với các DN Việt Nam về mong muốn cần thiết cung cấp các sản phẩm cũng như giới thiệu các công nghệ mới nhất hiện nay của Nhật bản. Ngoài nhân sự rất cần công cụ và những thiết bị hỗ trợ để đạt được những sản phẩm siêu chính xác. NCNV sẽ mời đơn vị chuyên chế tạo các công cụ hỗ trợ để giúp các DN hỗ trợ chế tạo sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đỉnh cao.
"Năng suất lao động của người Việt Nam bằng 1/10 người Nhật, 1/15 người Singgapore nên chúng ta còn rất nhiều tiềm năng để nâng cao năng suất lao động và một trong những yếu tố tăng năng suất chính là tâm thế. Bởi, tâm thế liên quan nhiều đến ý thức của con người, đó chính là văn hóa doanh nghiệp, hay nói cách khác tâm thế là sức mạnh của doanh nghiệp và mỗi cán bộ nhân viên của một công ty phải xây dựng cũng chính là có ích cho bản thân, rồi đến công ty, cao hơn là có đóng góp trách nhiệm với xã hội", TS. Nguyễn Đăng Minh - Chủ tịch Hội đồng chuyên môn, Viện Quản trị tinh gọn GKM thông tin.