Nhiều giải pháp thiết thực hỗ trợ lao động nữ nhập cư

Hà Linh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 27/12, Hội LHPN Hà Nội phối hợp với Trung tâm nghiên cứu hỗ trợ gia đình và phát triển cộng đồng (CFSCD) tổ chức Hội thảo thực trạng và giải pháp hỗ trợ lao động nữ nhập cư.

 Toàn cảnh hội thảo.

Dự án “Cải thiện điệu kiện sống và góp phần nâng cao quyền năng của nữ lao động nhập cư Hà Nội” được Hội LHPN Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm CFSCD triển khai từ đầu năm 2016 tại 3 phường Phúc Xá (quận Ba Đình), phường Thịnh Liệt, phường Định Công (quận Hoàng Mai) nhằm hỗ trợ cho nữ lao động nhập cư nâng cao năng lực để có cuộc sống hơn và sự hòa nhập tốt hơn với cộng đồng.
Sự tham gia của cán bộ nòng cốt và ban Chủ nhiệm CLB tại các lớp tập huấn chưa đều, năng lực điều hành, tổ chức các hoạt động còn hạn chế. Lao động nữ nhập cư trong CLB chưa thực hiện theo đúng các cam kết: Tham gia sinh hoạt, các hoạt động cộng đồng, đóng lệ phí xây dựng quỹ… Sự biến động của thành viên tham gia CLB tại các địa bàn dự án. Thành viên gia đình hoặc chủ nhà trọ chưa ủng hộ thành viên CLB tham gia sinh hoạt. Nhận thức và kỹ năng thực hành của thành viên CLB và gia đình về kiến thức Pháp luật về bình bẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình còn hạn chế. Thiếu các cơ sở pháp lý hỗ trợ lao động nữ nhập cư có hoàn cảnh khó khăn. Đăng ký học cho con, mua BHYT, vay vốn… Thiếu sự phối hợp giữa các bên có liên quan để có nguồn lực hỗ trợ lao động nữ nhập cư có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Tại hội thảo, các nữ lao động nhập cư mong muốn có được các công việc làm thêm thời gian linh hoạt để cải thiện nhu cầu như: Làm đồ thủ công tại nhà, giúp việc theo giờ. Có chương trình chuyển đổi nghề miễn phí như: Học nấu ăn, kế toán để chị em có cơ hội tiếp cận giáo dục và việc làm tốt hơn. Mong muốn được vay vốn để mở rộng kinh doanh. Cùng với đó, các nữ lao động nhập cư cũng mong muốn giải quyết các nhu cầu an sinh xã hội như: Cải thiện điều kiện sống tại nhà trọ (giá thuê nhà, giá điện nước sinh hoạt hợp lý, phun thuốc diệt muỗi, diệt côn trùng nơi sinh sống). Hỗ trợ, tạo điều kiện mua BHYT cho lao động nữ nhập cư nghèo trên TP. Tạo điều kện cho con của lao động nhập cư được vào học tại các trường công tại nơi tạm trú… Các nhu cầu nâng cao kiến thức, kỹ năng về các lĩnh vực: Chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, xây dựng hạnh phúc, hiểu biết luật pháp về bình đẳng giới, quy định về vi phạm trật tự đô thị…
Bên cạnh đó, họ mong muốn chủ nhà trọ hỗ trợ không tăng giá trọ, điện nước, đảm bảo cung cấp nước sạch. Nâng cấp khu nhà trọ, xây dựng nội quy khu nhà trọ, đặt bảng thông tin thông báo các quy định trên địa bàn dân cư. Phối hợp với Hội phụ nữ, chính quyền địa phương tuyên truyền luật pháp, chính sách và các kiến thức chuyên đề. Bản thân nữ lao động nhập cư cam kết trong tham gia dự án, về quyền và trách nhiệm công dân trên địa bàn cư trú. Thực hiện các quy định về sử dụng lòng đường, vỉa hè, tham gia hoạt động cộng đồng. Nâng cao trách nhiệm đối với cộng đồng dân cư và sự cam kết của lao động nhập cư tham gia vào các hoạt động dự án.  Ngoài ra, chính quyền địa phương và các ban ngành liên quan tạo điều kiện hỗ trợ lao động nhập cư: Dạy nghề, tạo việc làm, bán hàng bình ổn giá, quà tặng hộ gia đình nhập cư nghèo…