Nhiều khi doanh nghiệp cậy có tiền, đã tác động địa phương

Thủy Trúc
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - “Thanh tra Bộ LĐTB&XH và Cục An toàn lao động rất sốt ruột khi thấy nhiều vụ tai nạn lao động (TNLĐ) có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng nhưng số vụ khởi tố quá ít nên tính răn đe không cao”- Cục trưởng Cục An toàn lao động Hà Tất Thắng chia sẻ tại buổi Họp báo Thông tin về tháng an toàn, vệ sinh lao động lần thứ 2 năm 2018, trưa nay 18/4.

Báo cáo của 62/63 tỉnh, TP, trong năm 2017, cả nước xảy ra 8.956 làm chết 9.173 người bị nạn. Trong đó có 898 vụ chết người, làm 928 người chết và 1.915 người bị thương nặng. Nhiều vụ TNLĐ có dấu hiện vu phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn vệ sinh lao động, tuy nhiên số vụ xử lý trách nhiệm hình sự lại rất ít. Ngoài một số vụ TNLĐ nghiêm trọng làm chết nhiều người đang trong quá trình điều tra nên chưa có hình thức xử lý, năm 2017 chỉ 3 vụ đã có Quyết định khởi tố của cơ quan Cảnh sát điều tra và 1 vụ đã khởi tố.
 Toàn cảnh buổi họp báo
Cơ quan Bộ LĐTB&XH phối hợp với các đơn vị như thế nào và đã có bao nhiêu hồ sơ TNLĐ chuyển sang các cơ quan điều tra? Trả lời câu hỏi này của phóng viên, ông Hà Tất Thắng trao đổi, luật đã quy định rất rõ trách nhiệm của cơ quan trung ương và địa phương trong việc điều tra các vụ TNLĐ. Đa số các vụ TNLĐ chết người là thẩm quyền của các cơ quan địa phương. Trong quá trình điều tra, nếu thấy có dấu hiệu hình sự thì chuyển cơ quan công an. Còn, việc có quyết định khởi tố không lại phụ thuộc vào điều tra của cơ quan công an và viện kiểm sát các tỉnh.
“Thanh tra Bộ và Cục An toàn lao động rất sốt ruột khi thấy nhiều vụ có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng nhưng số bị khởi tố quá ít và tính răn đe ít nên lắm lúc phải can thiệp, có ý kiến” – ông Thắng cho hay và dẫn chứng: Như vụ sập giàn giáo ở Formosa xảy ra rất nghiêm trọng, lúc đầu rất khó khăn để khởi tố. Nhưng với tư cách chuyên gia, quản lý chúng tôi đã đến tận nơi có ý kiến, phân tích lời khai, nhân chứng, báo chí viết bài. Cùng với đó là áp lực dư luận, đã có 2 chuyên gia nước ngoài bị khởi tố trong vụ này.
Ông Thắng cho rằng, nhiều khi là do các chủ sử dụng lao động chủ quan, có thể hiểu biết chưa đến nơi đến chốn nên để xảy ra TNLĐ. Thứ hai, có những ông giám đốc cậy có nhiều tiền của, tác động đến địa phương nên đáng ra vụ việc phải khởi tố, truy tố nhưng cuối cùng bị giảm nhẹ.
“Chúng tôi đang chỉ đạo các đoàn thanh tra sau khi đi kiểm tra về có kết quả sẽ kết luận và gửi thông tin lên báo chí những vi phạm. Qua đó, DN thấy trách nhiệm của mình, nếu làm không tốt sẽ bị công khai danh tính. Hy vọng cách làm này sẽ hiệu quả hơn việc xử lý vi phạm hành chính, góp phần giảm thiểu số vụ TNLĐ”- ông Thắng cho hay.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần