Nhộn nhịp phố Bắc giữa Sài Gòn
Kinhtedothi - Tự bao giờ, những con phố người Bắc ở TP Hồ Chí Minh đã trở thành chốn đi về thân...
Kinhtedothi - Tự bao giờ, những con phố người Bắc ở TP Hồ Chí Minh đã trở thành chốn đi về thân thuộc của những bà con làm ăn xa quê đến từ các tỉnh, thành phía Bắc. Rất nhiều người không có điều kiện về quê ăn Tết đã coi đây như quê hương thứ hai của mình mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
Ghé thăm những con phố ghi dấu hơi thở cuộc sống của miền Bắc ngay tại TP Hồ Chí Minh, chúng tôi không khỏi bất ngờ vì gần như tất cả mọi dịch vụ, đồ ăn thức uống đều có xuất xứ từ các tỉnh, thành miền Bắc. Nhiều con phố hao hao giống một góc phố nào đó ở Hà Nội, chợ Đồng Xuân hay những phố cổ Hà Nội trầm lắng…
Đi qua một góc đường Lê Quang Sung và đường Nguyễn Hữu Thuận (quận 6), chúng tôi gặp một chợ trầu cau đã tồn tại nhiều thập kỷ. “Không biết chợ có từ bao giờ, tui chỉ nhớ là mình biết đội cau lên đầu lúc còn là thiếu nữ mười tám, đôi mươi. Hồi ấy, mấy anh em theo ba mẹ chuyển cau từ Hóc Môn lên bằng xe thồ hoặc xe khách, chứ không có xe buýt như bây giờ. Sau này, nhiều người nói rằng chợ trầu cau này hình thành để bán cho người miền Bắc di cư vào đây sinh sống. Bởi theo phong tục, người miền Bắc thường sử dụng trầu cau vào các dịp lễ, cưới hỏi và nhiều người vẫn “nghiện” trầu cau hàng ngày” - bà Sáu Lên (78 tuổi, quê ở ấp Nam Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn), người có thâm niên bán trầu cau trên 40 năm ở chợ cho biết.
Rời chợ trầu cau Lê Quang Sung, chúng tôi ghé thăm một phố Bắc nằm gọn một bên đường với vòng xoay Lăng Cha Cả và công viên Hoàng Văn Thụ (phường 4, quận Tân Bình). Nơi đây từ nhiều năm qua đã trở thành địa chỉ ăn uống, giải trí quen thuộc đối với nhiều người Bắc đang sinh sống và lập nghiệp tại TP Hồ Chí Minh.
Điều hết sức lý thú ở đây là, những tên đường được lấy lại sử dụng nguyên si các con đường ở Hà Nội, như Long Biên, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Ba Vì… Không chỉ quen thuộc bởi những tên đường “rặt” miền Bắc (theo cách nói của người Nam bộ), ở mỗi con đường của “phố Bắc”, người ta kinh doanh một nghề cụ thể, hoặc một số nghề nhưng có một nghề đặc trưng, giống như các phố nghề truyền thống ở Hà Nội. Chẳng hạn, ở đường Ba Vì chuyên về nhà hàng, quán ăn; trong khi nghề cắt tóc, gội đầu lại phổ biến trên đường Đồ Sơn… Ở những khu vực này, ngoài người Hà Nội sinh sống tập trung, thì còn có người Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Tuyên Quang... sống xen kẽ, và đa số có nhà ở riêng, do vào định cư sớm từ trước những năm 1990.
Chúng tôi theo chân nhà sưu tầm cổ vật Trần Đình Sơn, người gốc Huế đến một khu chợ đồ cổ nằm một bên của chợ Bến Thành (quận 1). Chợ đồ cổ Lê Công Kiều nằm nối giữa đường Phó Đức Chính và đường Nguyễn Thái Bình (phường Nguyễn Thái Bình, quận 1). Chợ có nét gì đó tương đồng, gần gũi với chợ đồ cổ Hàng Mã (Hà Nội), với những chủ tiệm nói giọng đặc sệt miền Bắc. Vẻ cổ kính, lặng lẽ rất riêng biệt của nó, khác hẳn với nhịp sống sôi động thường nhật ở chợ đồ cổ Hàng Mã (Hà Nội) mà chúng tôi từng có dịp ghé thăm.
Ở chợ đồ cổ Lê Công Kiều, những chủ tiệm người miền Bắc buôn bán đủ thứ mặt hàng từ đồ cổ, đồ giả cổ, hàng lưu niệm, đồ gốm sứ đến đồ thủ công mỹ nghệ,… với mức giá từ bình dân đến cao cấp. Bà Đào Thị Hợp (53 tuổi, quê gốc Hoàn Kiếm, Hà Nội) buôn bán ở phố đọc vanh vách, muốn tìm đồ gốm sứ, đồ cổ thì tới các tiệm số 19, 21, 23, trong khi muốn sắm các loại bàn, ghế, tủ, trường kỷ kiểu cổ có thể tìm ở các tiệm 15, 36; Đồ sơn mài, đồ gỗ thì ở ngay tiệm số 48, cùng nhiều các đồ cổ có xuất xứ từ Bắc bộ khác… Cũng như bà Hợp, một số người bán đồ cổ từ Hà Nội tập trung về Sài Gòn lập thành các khu bán đồ cổ ở đây. Chính bởi sống tập trung với nhau nên từ lâu con phố Lê Công Kiều đã trở thành một “phố đồ cổ” đặc sệt miền Bắc được nhiều người biết đến ở TP Hồ Chí Minh. Đặc biệt, những gia đình gốc Bắc có thú chơi đồ cổ không ai là không biết tới phố Lê Công Kiều.
Ở TP Hồ Chí Minh có 3 phố nổi tiếng về ẩm thực miền Bắc, nằm dọc các tuyến đường Võ Văn Tần (quận 3), đường Phạm Văn Hai và khu vực Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất thuộc quận Tân Bình. Trong nhiều dịp thưởng thức các món ẩm thực ngon tại khu vực gần Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, chúng tôi cũng ghi nhận đây là một trong những khu vực có đông người Bắc sinh sống nhất ở TP Hồ Chí Minh. Đến đây, bất cứ bà con miền Bắc đi làm ăn xa đều có thể tự tìm cho mình những món ăn dân dã quê nhà, như phở Hà Nội, bún cá rô đồng, bún đậu mắm tôm, bún chả, miến ngan, miến lươn... và cả lòng lợn, tiết canh. Đặc biệt là phở, dọc qua các con đường như Yên Thế, Hồng Hà, Cửu Long, Tiền Giang... chúng tôi ghi nhận nhiều quán phở thu hút đông đảo thực khách người Bắc, như phở gia truyền, phở Bắc Hà, phở Lý Quốc Sư... Những quán phở ở đây từ lâu đã được nhiều người thường xuyên tới lui do giữ được hương vị đặc trưng của miền Bắc. Với nhiều người Bắc xa quê thì món ăn này tuy không giữ được toàn vẹn hương vị của nó như ở Hà Nội nhưng cũng đủ để thỏa mãn vị giác của những người con xa quê hương.
Ngoài khu vực Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, khi nói đến ẩm thực Bắc trên đất Sài Gòn, không ai không biết đến khu vực Phạm Văn Hai. Dọc theo con đường này tập trung nhiều hàng quán bán món Bắc nổi tiếng. Trong đó, nổi tiếng nhất là quán Phương Béo với hai món miến trộn, phở trộn đầy hấp dẫn; xe xôi khúc dọc theo tuyến đường chỗ nào cũng có, và luôn tấp nập người ra vào để thưởng thức từng phần xôi nóng hổi thơm mùi lá khúc... Và đặc biệt, ở khu vực này còn có cả chợ thịt chó cùng các quán bán loại thịt này luôn đông khách tới thưởng thức.
Gắn với những tên phố, tên đường, tên chợ, khu phố ẩm thực gắn với ký ức về Hà Nội, đối với nhiều người Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh sinh sống và lập nghiệp luôn coi nơi đây như quê hương thứ hai của mình. Có dịp gặp đạo diễn Nguyễn Quế Lâm (Phó Giám đốc Hãng phim Nguyễn Đình Chiểu) tại nhà riêng của anh ở quận Phú Nhuận, anh cho chúng tôi biết, cho đến hôm nay, những ký ức tuổi thơ đầy gian khó, ám ảnh về những ngày bom B52 rải thảm xuống Hà Nội; cùng sự tủi thân, quạnh hiu trong nỗi nhớ cha - khi đó đã xung phong vào Nam chiến đấu… Chính vì vậy, hầu như trong mỗi dịp gặp gỡ bạn bè ở miền Bắc vào chơi, hay dịp lễ chạp họp mặt gia đình, người đạo diễn gốc Hà Nội không khỏi xúc động, nhung nhớ.
![]() Khu chợ đồ cổ Lê Công Kiều.
|
![]() Bà Sáu Muối đã có trên 40 năm buôn bán trầu cau tại chợ Lê Quang Sung.
|
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
TAG:
-
Chiêm ngưỡng Đại lão Mai vàng nơi cõi thiêng Yên Tử
Kinhtedothi – Khởi nguồn từ câu chuyện tương truyền trồng mai trên núi Yên Tử của vua Trần Nhân Tông, hiện nay Yên Tử...XEM THÊM -
Bắp cải được "giải cứu" có thể làm được 8 món ngon tuyệt đỉnh
Kinhtedothi- Với giá 18.000-20.000 đồng/5 kg, bắp cải hiện đang là một trong những nông sản được nhiều người dân Hà N...XEM THÊM -
Cách đơn giản để bảo quản cà chua chín sau khi được "giải cứu"
Knhtedothi - Trong những ngày qua, người dân ở Hà Nội và một số tỉnh thành đã chung tay tham gia vào "giải cứu" nông ...XEM THÊM -
Su hào được "giải cứu" nên làm những món gì?
Kinhtedothi - Người dân Hà Nội, các tỉnh đã và đang nhiệt tình "giải cứu" nông sản cho nông dân ở Hải Dương, trong đó...XEM THÊM -
Sun Group đã nâng tầm du lịch giải trí trong nước như thế nào?
Kinhtedothi - Với mong muốn đưa du lịch Việt lên bản đồ quốc tế, sau hơn 10 năm về nước “xây dựng cơ đồ”, Sun Group đ...XEM THÊM -
Ba Vì miền mây thẳm
Kinhtedothi - Ngút ngàn cổ thụ ngút ngàn mây/Sông tràn bóng núi, núi tràn cây/Một miền sương trắng trong mây trắng/Nh...XEM THÊM
-
Hải Phòng: Từ ngày 18/2, Cát Bà tạm dừng đón khách du lịch
Kinhtedothi - UBND huyện Cát Hải (Hải Phòng) vừa có thông báo số 52 về việc tạm dừng đón khách du lịch đến tham quan Cát Bà từ ngày 18/2. Mục đích để triển khai nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh Covi...18-02-2021 20:51
-
Tết Nguyên đán Tân Sửu, lượng khách đến Hà Nội giảm 50%
Kinhtedothi - Ngày 17/2, Sở Du lịch Hà Nội thông tin, trong bối cảnh triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại nhiều địa phương trong cả nước, khách du lịch đến Hà Nội trong dịp Tết N...17-02-2021 14:01
-
Đôi lứa dập dìu hẹn hò trên đỉnh Bà Nà
Kinhtedothi - Vẻ đẹp của muôn sắc hoa rực rỡ và show diễn "Ước hẹn mùa xuân" trên đỉnh Bà Nà với những màn trình diễn hấp dẫn, cuốn hút đã níu chân du khách, đặc biệt là những cặp uyên ương trong d...17-02-2021 13:01
-
Có gì hấp dẫn tại các Sun World dịp Tết Nguyên đán này?
Kinhtedothi - Tết này, du khách tới các khu du lịch Sun World của Sun Group trên khắp cả nước là đến với một hành trình du xuân trọn vẹn, với muôn vàn trải nghiệm thú vị cùng nhiều chương trình ngh...15-02-2021 10:04
-
Người dân TP Hồ Chí Minh vui xuân, đón Tết trong tình hình mới
Kinhtedothi - Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, cũng như nhiều địa phương khác, TP Hồ Chí Minh đã kịp thời điều chỉnh các hoạt động đón Tết Tân Sửu 2021 để phù hợp với tình hình mới...14-02-2021 17:17
- Thu Duc House chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tiền thuế: Vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng
- Phim Việt rục rịch trở lại rạp
- Hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ dữ liệu cá nhân
- Rằm tháng Giêng, giá các loại trái cây vẫn cao ngất ngưởng
- Thủ tướng đồng ý Hà Nội được mua vaccine Covid-19
- [Ảnh] Cận cảnh Đại lễ cầu an online tại chùa Phúc Khánh
- Sự đồng thuận của người dân là yếu tố quyết định trong việc thu hồi đất
- Hà Nội công bố lịch và phương án tuyển sinh vào trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2021 - 2022
- Thêm 8 ca mắc mới Covid-19, trong đó 7 ca trong cộng đồng tại Hải Dương