Nhu cầu mua sắm hàng hoá ngày càng tăng
Kinhtedothi - Tháng 1 năm nay giáp Tết Nguyên đán nên nhu cầu mua sắm hàng hoá và tiêu dùng của dân cư tăng lên.
Các doanh nghiệp chủ động khai thác nguồn hàng, đẩy mạnh thu mua, tạm trữ hàng hóa, nguyên liệu nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng dịp Tết Bính Thân.
Thông tin từ Tổng cục Thống kê cho hay, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1 ước tính đạt 297,7 nghìn tỷ đồng, tăng 3,5% so với tháng trước và tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2015.
Xét theo ngành hàng, doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 1 đạt 226,6 nghìn tỷ đồng (chiếm 76,1% tổng mức), tăng 4,1% so với tháng trước và tăng 12% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, hàng may mặc tăng 6,2% và tăng 12,9%; lương thực, thực phẩm tăng 5,6% và tăng 11,5%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 5,1% và tăng 15,1%; phương tiện đi lại tăng 4,3% và tăng 10,7%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 1,5% và tăng 8,8%.
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống trong tháng ước tính đạt 35,1 nghìn tỷ đồng (chiếm 11,8% tổng mức), tăng 2,6% so với tháng trước và tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu các hoạt động dịch vụ khác đạt 33,8 nghìn tỷ đồng (chiếm 11,4%), tăng 1,6% và tăng 12,1%.
Riêng doanh thu hoạt động du lịch lữ hành tháng 1 ước tính đạt 2,2 nghìn tỷ đồng, giảm 13,5% so với tháng trước và tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu của Hà Nội giảm 2,2% so với tháng trước và giảm 1,1% so với cùng kỳ năm trước; thành phố Hồ Chí Minh giảm 21,4% và giảm 1,6%.
Thu ngân sách đạt 3,5%
Theo Tổng cục Thống kê, tổng thu ngân sách Nhà nước nửa tháng 1/2016 ước tính đạt 35,5 nghìn tỷ đồng, bằng 3,5% dự toán năm.
Trong đó, thu nội địa 27,3 nghìn tỷ đồng, bằng 3,5%; thu từ dầu thô 1,8 nghìn tỷ đồng, bằng 3,3%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 6,3 nghìn tỷ đồng, bằng 3,7%.
Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước đạt 6,5 nghìn tỷ đồng, bằng 2,5% dự toán năm; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) 5,3 nghìn tỷ đồng, bằng 3,3%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước 6,5 nghìn tỷ đồng, bằng 4,5%; thuế thu nhập cá nhân 1,9 nghìn tỷ đồng, bằng 3%; thuế bảo vệ môi trường 500 tỷ đồng, bằng 1,3%; thu tiền sử dụng đất 3,5 nghìn tỷ đồng, bằng 7%.
Tổng chi ngân sách Nhà nước nửa tháng 1/2016 ước tính đạt 46,9 nghìn tỷ đồng, bằng 3,7% dự toán năm.
Trong đó, chi đầu tư phát triển 7,5 nghìn tỷ đồng, bằng 2,9%; chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính 33,3 nghìn tỷ đồng, bằng 4%; chi trả nợ và viện trợ 6 nghìn tỷ đồng, bằng 3,9%.
![]() Hội chợ Xuân Bính Thân 2016 tại Trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza. Ảnh: Linh Hà.
|
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
TAG:
-
Cảng Quốc tế Long An và Tập đoàn Đặng Gia ký hợp tác triển khai các dự án điện gió
Kinhtedothi- Ngày 22/1/2021, Cảng Quốc tế Long An và Tập đoàn Đặng Gia đã ký kết “Hợp tác chiến lược triển khai thực ...XEM THÊM -
Fristi hợp tác cùng VTV Digital thực hiện chương trình thiếu nhi phát sóng mỗi ngày, xem mọi lúc mọi nơi
Kinhtedothi- Ngày 21/1, thương hiệu thức uống dinh dưỡng hàng đầu dành cho trẻ em Fristi (thuộc tập đoàn FrieslandCam...XEM THÊM -
Vietcombank Sở Giao dịch “Kiến tạo tương lai mới”
Kinhtedothi - Ngày 20/1/2021, tại Hà Nội, Vietcombank Sở Giao dịch đã trang trọng tổ chức Hội nghị khách hàng thân th...XEM THÊM
- Cán bộ, người dân Hà Nội gửi gắm niềm tin vào những quyết sách từ Đại hội XIII của Đảng
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng họp phiên trù bị
- Dự án đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội: Tiến thêm một bước dài
- Kết quả nhiệm kỳ Đại hội XII tạo niềm tin, khí thế mới cho đất nước phát triển
- Cải thiện chất lượng không khí trên địa bàn Hà Nội: Thêm nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt
- Giải phóng mặt bằng nút giao Chùa Bộc - Thái Hà: Rất cần sự ủng hộ của người dân
- Thịt lợn ngoài chợ đắt hơn siêu thị
- Chuẩn bị các điều kiện để phục hồi du lịch
- Người dân Thủ đô phấn khởi chào đón Đại hội Đảng