Đô thị thông minh: Hình mẫu phát triển cho các TP trong tương lai

Lan Hương
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thành phố thông minh đã trở thành hình mẫu phát triển cho các đô thị trong tương lai.

Theo thống kê, đến năm 2050, ước tính lượng người sống tại các đô thị sẽ là 70%, biến khu vực này trở thành nơi tiêu thụ phần lớn năng lượng toàn cầu và thải ra nhiều khí nhà kính. Vì vậy, đô thị thông minh đã trở thành hình mẫu phát triển cho các thành phố trong tương lai, nhằm giảm tải cho các đô thị.
TP thông minh phải đáp ứng được 6 tiêu chí: kinh tế thông minh, hành xử môi trường thông minh, quản trị thông minh, lối sống thông minh, giao thông thông minh và công dân thông minh.
Seoul (Hàn Quốc):
Seoul được đánh giá là TP thông minh nhất về mặt quản trị kỹ thuật số.
Thủ đô Seoul của Hàn Quốc được đánh giá là TP thông minh nhất xét về mặt quản trị kỹ thuật số và dữ liệu công cộng. Hiện nay, TP có hơn 1.200 bộ dữ liệu mở để hỗ trợ người dân, chẳng hạn như hệ thống OASIS trực tuyến, cho phép công chúng đưa ra đề nghị lập các kế hoạch trực tuyến.
Singapore (Singapore):
 Singapore có hệ thống giao thông công cộng vào bậc nhất thế giới.
Đây là TP có tổ chức quy mô công nghệ tiên tiến hạng nhất và sạch sẽ nhất thế giới với hệ thống giao thông công cộng phát triển bền vững. Đây cũng là TP có tỷ lệ carbon thấp nhất (2,7 tấn CO2/đầu người).
Auckland (New Zealand):
Chính quyền TP Ạuakland sử dụng chương trình Smart Cities Program kết nối từ cơ quan trung ương đến địa phương để giám sát việc thực hiện cũng như thu thập đánh giá của người dân về các tiêu chí của đô thị thông minh như lưu lượng giao thông và người đi bộ, chất lượng không khí và nước...
TP Auckland. 
Melbourne (Australia)
Năm 2003, Melbourne đã hoàn thành dự án năng lượng mặt trời đô thị lớn nhất nhằm cắt giảm mức năng lượng tiêu thụ và phát thải khí nhà kính.
Hệ thống IoT là chìa khóa để xây dựng đô thị thông minh của Melbourne. 
Ngoài ra, chính quyền TP đã thành lập một văn phòng thành phố thông minh để kết hợp nghiên cứu và đổi mới thông qua hệ thống Internet of Things (IoT - Internet vạn vật) có khả năng thu thập dữ liệu về nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm trong không khí.
Nhật Bản:
Nhật Bản được đánh giá là quốc gia có số lượng đô thị thông minh nhiều nhất châu Á. Các đô thị tại Nhật luôn nỗ lực cải tiến giao thông và ứng dụng công nghệ để theo đuổi các mục tiêu như giảm ô nhiễm, sử dụng năng lượng sạch...
Fujisawa:
 Hệ thống năng lượng mặt trời của Fujisawa.
Được quy hoạch trở thành khu đô thị sinh thái và thông minh nhất trên thế giới với 1.000 nhà ở cùng hệ thống hạ tầng dịch vụ tiện ích như: chuỗi cửa hàng, bệnh viện, nhà dưỡng lão, khu giải trí, không gian công viên cây xanh….
Nhà ở sẽ được trang bị những thiết bị thông minh, sử dụng năng lượng hiệu quả. Hệ thống cung cấp năng lượng mặt trời sẽ đáp ứng 70% nhu cầu sử dụng điện của mỗi hộ gia đình.
Kobe:
 TP Kobe hướng tới xây dựng TP xanh.
Kobe đã tiến hành thực hiện xây dựng TP xanh thông qua hệ thống đánh giá toàn diện trong Chương trình Hiệu quả Môi trường Xây dựng (CASBEE). Trong thập kỷ qua, TP cũng đã thay đổi chiến lược môi trường bằng cách tái chế và tái sử dụng chất thải và nước thải.
 

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần