Những phong tục đón Tết độc đáo chỉ có ở châu Âu
Bồ Đào Nha: tiếng xoong chảo và đồ lót xanh
Người Bồ Đào Nha đón giao thừa bằng cách quây quần bên gia đình hoặc bạn bè, ăn mừng và mặc đồ lót màu xanh để cầu may mắn. Vào thời khắc nửa đêm, họ ăn 12 quả nho khô, trong đó mỗi quả tượng trưng cho một tháng trong năm, đồng thời ước nguyện điều tốt đẹp. Sau đó, người dân ra ban công đập xoong chảo thật to để xua đuổi năng lượng xấu.

Ireland: bữa tiệc ấm cúng và bài hát truyền thống
Người Ireland thường tụ họp gia đình, bạn bè, thưởng thức đồ ăn, đồ uống và cùng nhau đếm ngược. Một số người chọn tổ chức tiệc tại nhà, trong khi những người khác hòa mình vào không khí sôi động tại các quán bar và nhà hàng. Lúc nửa đêm, cả nước đồng loạt hát bài “Auld Lang Syne” chào đón năm mới.
Pháp: bữa tiệc thịnh soạn và pháo hoa tại Tháp Eiffel
Người Pháp gọi đêm giao thừa là “Le Réveillon de la Saint-Sylvestre” với một bữa tối sang trọng gồm gan ngỗng, hàu, hải sản và rượu sâm panh. Tại Paris, pháo hoa tại Tháp Eiffel là điểm nhấn thu hút nhiều người tham gia. Những lời chúc mừng năm mới “Bonne Année” được trao nhau, kèm những nụ hôn má thân tình.

Hungary: đậu lăng may mắn và pháo hoa rực rỡ
Ở Hungary, đêm giao thừa được đánh dấu bằng những bữa ăn truyền thống như thịt lợn quay, súp đậu lăng và xúc xích. Lúc nửa đêm, mọi người cùng nghe quốc ca và nâng ly chúc mừng. Ngày đầu năm mới, người dân ăn đậu lăng để cầu may mắn.
Ý: đậu lăng, xúc xích và đồ lót đỏ
Người Ý đón năm mới bằng món đậu lăng và xúc xích cotechino, biểu tượng của sự sung túc và may mắn, bắt nguồn từ thời La Mã cổ đại. Đồ lót đỏ là một phần không thể thiếu khi quan niệm cho rằng đây là thứ mang lại vận may trong năm mới.

Tây Ban Nha: 12 quả nho và lời cầu nguyện dưới bàn
Ở Tây Ban Nha, người dân ăn 12 quả nho khi đồng hồ điểm 12 lần, mỗi quả tượng trưng cho một tháng may mắn. Một số người còn ăn nho dưới bàn để cầu tình yêu trong năm mới. Đồ lót màu đỏ cũng được ưa chuộng do quan niệm sẽ mang lại vận may. Vào dịp giao thừa, pháo hoa và tiệc tùng sẽ kéo dài đến sáng.
Hy Lạp và Síp: Bánh vasilopita và quả lựu
Người Hy Lạp và Síp cắt bánh vasilopita vào ngày đầu năm mới. Bánh có đồng xu may mắn bên trong, ai nhận được sẽ có một năm tốt lành. Ngoài ra, người dân đập quả lựu ở cửa nhà để chúc phúc và cầu sức khỏe, hạnh phúc.
Đức: pháo hoa và dự đoán tương lai
Đêm giao thừa ở Đức được gọi là Silvester, nổi bật với pháo hoa rực rỡ để xua đuổi tà ma. Người Đức cũng thực hiện truyền thống đúc chì (bleigießen) để dự đoán tương lai qua hình dạng chì đổ vào nước, dù hiện tại điều này bị cấm. Tiểu phẩm hài "Dinner for One" từ năm 1963 cũng là chương trình truyền thống không thể thiếu.
Ba Lan: tiệc tùng và bánh ngọt Faworki
Người Ba Lan tổ chức tiệc Sylwester với âm nhạc, khiêu vũ và pháo hoa. Ngày đầu năm mới, họ thường làm bánh faworki – loại bánh giòn nhẹ, phủ đường bột, để ăn mừng sự khởi đầu mới. Nhiều người còn đặt ra quyết tâm năm mới, tập trung vào cải thiện bản thân.
Các quốc gia châu Âu đón năm mới với những nét truyền thống đa dạng, khác nhau nhưng đều hướng đến mục tiêu chung là cầu may mắn, sung túc, và hạnh phúc trong năm mới. Từ những món ăn mang ý nghĩa biểu tượng đến những hoạt động văn hóa, mỗi quốc gia đều góp phần tạo nên bức tranh đón năm mới đầy màu sắc của châu Âu.

Hà Nội cùng cả nước rộn ràng đón mừng năm mới 2025
Kinhtedothi - Đúng thời khắc đồng hồ chỉ 0h ngày 1/1/2025, dàn pháo hoa ở Hồ Gươm (Hà Nội) cùng nhiều điểm khác trên cả nước đã bừng sáng, nổ vang để cùng đón chào năm mới cùng hào khí vươn mình của dân tộc Việt.

Thanh Hoá: sẵn sàng cho màn trình diễn pháo hoa chào năm mới 2025
Kinhtedothi - Thành phố Thanh Hóa sẽ tổ chức bắn pháo hoa chào năm mới vào lúc 0 giờ ngày 1/1/2025 tại quảng trường Lam Sơn.

Muôn vàn cách đón năm mới 2025 trên thế giới
Kinhtedothi - Khi những chiếc kim đồng hồ dần chạm đến thời khắc 0 giờ vào rạng sáng ngày 1/1/2025, thế giới cùng nhau hân hoan đón giao thừa năm mới. Các TP trên thế giới được thắp sáng bởi pháo hoa với nhiều hoạt động vui chơi, chào đón năm mới với nhiều hy vọng tích cực.