Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Những trường hợp nào đến Đà Nẵng phải thực hiện cách ly?

Kinhtedothi- Tiếp tục thực hiện quyết liệt công tác phòng, chống dịch Covid-19, Đà Nẵng đưa ra quy định mới về những trường hợp phải thực hiện cách ly khi đi đến TP.
Chiều 3/3, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh ký công văn về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Tính đến ngày 2/3, một số tỉnh, TP nhiều ngày qua không ghi nhận trường hợp mắc Covid-19 mới do lây lan trong cộng đồng, tình hình dịch cơ bản kiểm soát tốt.
Tuy nhiên, tỉnh Hải Dương, Đồng Tháp vẫn ghi nhận các trường hợp mắc Covid-19 tại cộng đồng, tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh xâm nhập và lây lan tại Đà Nẵng nếu như không tiếp tục duy trì triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch.
Trước tình hình đó, Chủ tịch UBND TP Lê Trung Chinh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương, hội, đoàn thể tiếp tục thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Đà Nẵng tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm SAR-CoV-2, tiến hành cách ly đối với các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm.
Người dân đến Đà Nẵng khai báo y tế tại chốt kiểm dịch. 
Cụ thể, các trường hợp sau đây áp dụng thực hiện cách ly y tế tập trung đủ 14 ngày từ ngày tiếp xúc cuối cùng với bệnh nhân hoặc từ ngày rời khỏi địa phương; xét nghiệm 2 lần: lần 1 ngay khi bắt đầu cách ly, lần 2 vào ngày thứ 14 kể từ ngày tiếp xúc cuối cùng với bệnh nhân hoặc ngày rời khỏi (mục A):
Người tiếp xúc gần bệnh nhân Covid-19 (F1).
Người từng đến, về từ các ổ dịch (thôn, xóm, đội/tổ dân phố/ấp/khóm/đơn vị… có ghi nhận ca bệnh Covid-19) trong vòng 3 ngày trước khi ghi nhận ca bệnh đầu tiên của ổ dịch đến 28 ngày sau ngày ca bệnh cuối cùng của ổ dịch được ghi nhận.
Người từng đến, về từ các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương/khu vực đang phong tỏa trên cả nước.
Các trường hợp sau đây áp dụng thực hiện cách ly y tế tại nhà đủ 14 ngày từ ngày rời khỏi địa phương; xét nghiệm 2 lần (lần 1 ngay khi bắt đầu cách ly, lần 2 vào ngày thứ 14 kể từ ngày rời khỏi:
Người về từ tỉnh Hải Dương nhưng không thuộc trường hợp phải cách ly tập trung nêu trên.
Người tiếp xúc gần với người tiếp xúc gần với bệnh nhân Covid-19 (F2).
Người từng đến, về từ các xã, phường trên cả nước có ghi nhận trường hợp mắc do lây lan tại cộng đồng trong vòng 3 ngày trước khi ghi nhận ca bệnh đầu tiên đến 14 ngày sau khi ghi nhận ca bệnh cuối cùng (trừ các đối tượng tại mục A).
Người từng đi qua các địa điểm trong khoảng thời gian Bộ Y tế thông báo khẩn (nhưng không phải là trường hợp F1 và không nằm trong vùng phong tỏa, giãn cách).
Bên cạnh đó, ông Lê Trung Chinh yêu cầu tiếp tục phối hợp, triển khai thực hiện các chỉ đạo của Thành ủy, UBND TP về công tác khai báo y tế toàn dân; tăng cường vận động, yêu cầu toàn bộ công chức, viên chức, người lao động và toàn thể người dân thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Đối với Sở Y tế, Chủ tịch UBND TP Lê Trung Chinh yêu cầu khẩn trương xây dựng, tham mưu ban hành kế hoạch mua, tiếp nhận, tiêm vaccine Covid-19 trên địa bàn.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

05 Jul, 04:21 PM

Kinhtedothi - Thông tư 26/2025/TT-BYT Bộ Y tế ban hành không chỉ bổ sung các trường thông tin bắt buộc trong đơn thuốc mà còn đưa ra quy định cụ thể về liều dùng, số lần dùng thuốc trong ngày, thời gian sử dụng. Thay đổi kỹ thuật nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn với người bệnh.

Đảm bảo an toàn thực phẩm đợt cao điểm trên địa bàn TP Hà Nội

Đảm bảo an toàn thực phẩm đợt cao điểm trên địa bàn TP Hà Nội

05 Jul, 12:06 AM

Kinhtedothi – UBND TP Hà Nội yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm “từ sớm, từ xa”, tập trung phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu đầu vào, kiểm soát điều kiện sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối thực phẩm đến tay người tiêu dùng.

Bệnh viêm gan B diễn tiến âm thầm: nguy cơ tử vong cao nếu phát hiện muộn

Bệnh viêm gan B diễn tiến âm thầm: nguy cơ tử vong cao nếu phát hiện muộn

04 Jul, 06:39 PM

Kinhtedothi - Hiện nay, nhiều bệnh nhân viêm gan B, phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn do chủ quan, không khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là ở người trẻ tuổi, khi sức khỏe còn tốt, hầu như không có triệu chứng. Chuyên gia y tế cảnh báo, viêm gan B có diễn tiến âm thầm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây ra biến chứng nặng nề như xơ gan hoặc ung thư gan, thậm chí là tử vong.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ