Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nóng: Bộ GD&ĐT công bố kết quả thẩm định sách giáo khoa lớp 1

Kinhtedothi – Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ ký quyết định phê duyệt Danh mục sách giáo khoa (SGK) lớp 1 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông (GDPT). Có 32 SGK của 8 môn học và hoạt động giáo dục được phê duyệt.
Chiều 22/11, Bộ GD&ĐT đã tổ chức Họp báo công bố kết quả thẩm định SGK lớp 1 theo Chương trình GDPT 2018, sẽ thực hiện từ năm học 2020 – 2021. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ chủ trì Họp báo.
Tại buổi công bố, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT Thái Văn Tài đã báo cáo về công tác tổ chức thẩm định SGK. Theo đó, tháng 7/2019, Bộ GD&ĐT ký quyết định thành lập 9 hội đồng quốc gia thẩm định SGK các môn học và hoạt động giáo dục lớp 1 biên soạn theo Chương trình GDPT  2018.
Hết thời hạn thông báo,  Bộ GD&ĐT đã tiếp nhận SGK từ 3 đơn vị đề nghị thẩm định, gồm Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam, NXB Đại học sư phạm, NXB Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh. Tổng số có 49 bản mẫu SGK đối với 9 môn học lớp 1.
Cụ thể, môn Tiếng Việt có 6 bản thảo, môn Toán 6 bản thảo, môn Đạo Đức 6 bản thảo, môn Tự nhiên – Xã hội 5 bản thảo, môn Giáo dục thể chất 4 bản thảo, môn Nghệ thuật (Âm nhạc) 5 bản thảo, Hoạt động trải nghiệm 6 bản thảo, môn Tiếng Anh 6 bản bản thảo.
Hội đồng thẩm định SGK thực hiện theo hai vòng (vòng 1, vòng 2) dựa trên các tiêu chí, tiêu chuẩn và các minh chứng cần đạt của từng bản thảo SGK. Và, kết luận ở 3 mức: “Đạt”, “Đạt nhưng cần sửa chữa”, “Không đạt”.
Sau hai vòng thẩm định, kết quả có 38/49 bản thảo SGK lớp 1 ở tất cả 9 môn/ hoạt động giáo dục (77,70%) được các hội đồng thẩm định đánh giá mức “Đạt”; có 11/49 bản thảo GSK lớp 1 ở 6 môn học/ hoạt động giáo dục (22,3%) được hội đồng thẩm định đánh giá “Không đạt”.
 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ký quyết định phê duyệt 32 SGK lớp 1 của 8 môn học và hoạt động giáo dục. Ảnh: Thủy Trúc
Hầu hết các tác giả có bản mẫu SGK xếp loại “Không đạt”  đều có nguyện vọng và gửi đơn (thông qua Nhà xuất bản) đề nghị về Bộ GD&ĐT để được tiếp tục chỉnh sửa, biên soạn lại theo góp ý của các hội đồng để tiếp tục trình thẩm định lại theo quy định, Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức thẩm định lại vào cuối tháng 12/2019.
Kết quả thẩm định của các hội đồng vừa qua cho thấy, nhiều bản mẫu SGK được các tác giả xây dựng công phu, cẩn thận, tâm huyết trên cơ sở tuân thủ quy định hướng đổi mới của chương trình GDPT với trọng tâm là chuyển mục tiêu giáo dục từ chú trọng truyền thụ kiến thức sang giúp học sinh hình thành, phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực.
Đặc biệt, có nhiều tác giả tuổi cao, sức khỏe đã yếu nhưng với tinh thần chăm lo cho thế hệ trẻ đã nghiên cứu, biên soạn các bản thảo  SGK theo chương trình mới.
Nhiều bản mẫu SGK có quan điểm biên soạn riêng, cấu trúc sách mới, hiện đại, tiếp cận với cách biên soạn của các nước tiên tiến trên thế giới nhưng vẫn bảo đảm phù hợp với điều kiện nhà trường và học sinh tiểu học Việt Nam. Cũng như đảm bảo tính “mở”, linh hoạt, tạo điều kiện cho giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo theo định hướng và quy định của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Sau khi tiếp nhận các bản mẫu SGK lớp 1 được Hội đồng thẩm định đánh giá mức “Đạt”, Bộ GD&ĐT tiến hành các bước rà soát, kiểm tra cuối cùng về các nội dung liên quan đến tính pháp lí đối với SGK để trình Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt.
Trước đó, ngày 21/11/2019, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ký Quyết định số 4507/QĐ-BGDĐT Phê duyệt Danh mục sách giáo khoa lớp 1 sử dụng trong cơ sở GDPT. Theo đó, có 32 SGK của 8 môn học và hoạt động giáo dục được phê duyệt trong lần này.
 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

12 Jul, 10:32 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi lớp 10 năm học 2025 – 2026 tại Hà Nội dần khép lại, đa số học sinh đã chốt được ngôi trường mình tiếp tục theo học ở bậc THPT. Tuy nhiên, vẫn có số ít em, hoặc đỗ nhiều nguyện vọng, hoặc không đỗ nguyện vọng nào, vẫn đang xuôi ngược tìm kiếm, tính toán để “chốt” trường.

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

12 Jul, 05:01 AM

Kinhtedothi - Giáo dục mầm non là một ngành sư phạm đặc thù bởi đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục chính là trẻ em - những mầm xanh tương lai của đất nước. Tuy là ngành học đòi hỏi nhiều tâm sức và đặc biệt vất vả, nhưng sức hút của nghề này lại vô cùng mạnh mẽ theo cách rất riêng.

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

11 Jul, 09:33 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?" nhằm nhận diện những điểm nghẽn, thách thức và cơ hội trong quá trình đổi mới giáo dục đại học.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ