Nông nghiệp Hà Nội: Lấy công nghệ cao làm đột phá
Kinhtedothi - Năm 2021, ngành nông nghiệp Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu, trong đó lấy công nghệ cao làm đột phá nhằm mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp giá trị cao và phát triển bền vững.
Tin liên quan
-
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Cường quốc nông nghiệp không thể còn trẻ em thấp còi
- Nga - Trung lập kỷ lục về kim ngạch thương mại nông nghiệp
- Bình Phước phấn đấu trở thành địa phương đi đầu về phát triển nông nghiệp công nghệ cao
- Kéo dài thời gian hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp đến hết năm 2021
- 8 giải pháp đẩy mạnh cuộc cách mạng nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025
- Bộ Nông nghiệp đề nghị kiểm soát chặt cá tầm nhập khẩu làm thương phẩm
- Xây dựng nền nông nghiệp hội nhập
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng từ 4,2% trở lên
Chia sẻ về mục tiêu phát triển của ngành nông nghiệp Thủ đô, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, năm 2021, sản xuất nông nghiệp tiếp tục theo hướng hàng hóa, tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Sản xuất theo chuỗi giá trị với cơ cấu các lĩnh vực sản phẩm chủ lực có chất lượng, tính cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường và hướng tới xuất khẩu. Đồng thời, phát triển nông nghiệp làng nghề kết hợp du lịch trải nghiệm, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. “Năm 2021, ngành nông nghiệp phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng từ 4,2% trở lên; thu nhập bình quân của nông dân đạt 58 triệu đồng/người/năm” – ông Chu Phú Mỹ thông tin.
Tuy nhiên, ngành nông nghiệp cũng nhận định rõ những khó khăn, thách thức phải đối mặt như: Biến đổi khí hậu; dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp; thị trường tiêu thụ nông sản trong nước và xuất khẩu không ổn định; sản phẩm nông nghiệp chịu sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Mặt khác, xu thế phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ, sản xuất nông nghiệp thực hành tốt (VietGAP, GlobalGAP) đặt ra nhiều vấn đề mới, đòi hỏi phải tổ chức lại sản xuất một cách phù hợp.Đáng nói, Hà Nội đang trong quá trình công nghiệp hóa, phát triển đô thị theo chiều rộng, tất yếu dẫn đến việc giảm khá lớn diện tích đất đai và tài nguyên nước của sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, việc thu hút DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn hạn chế vì điều kiện đất đai, cơ chế chính sách khuyến khích chưa thực sự hấp dẫn; đặc biệt là tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp ở cả trong nước và thế giới.Đa dạng các sản phẩm chất lượng caoTheo ông Chu Phú Mỹ, trên mỗi lĩnh vực, nông nghiệp Hà Nội sẽ tập trung vào những mặt hàng có thế mạnh. Đối với trồng trọt, duy trì 62.806ha trồng lúa, trong đó chủ lực là lúa chất lượng cao, tăng cơ cấu giống lúa Japonica để phục vụ tiêu dùng trong TP và xuất khẩu. Cùng với đó, duy trì 7.200ha hoa, cây cảnh với các giống chủ lực như hoa lan, hoa cúc, hoa hồng, các giống hoa mới nhập khẩu...; đầu tư hình thành các vùng tập trung (quy mô từ 20 - 50ha trở lên) ứng dụng công nghệ cao. Đối với cây ăn quả, TP duy trì 22.350ha, tập trung phát triển cây trồng có giá trị kinh tế cao như bưởi đỏ Tân Lạc và một số giống bưởi đặc sản của Hà Nội.Trong lĩnh vực chăn nuôi, Hà Nội chú trọng phát triển theo vùng xã trọng điểm, chăn nuôi trong các DN, hợp tác xã, trang trại, gia trại có quy mô lớn, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn dịch bệnh. Cụ thể, năm 2021, Hà Nội sẽ phát triển đàn lợn khoảng 1,8 triệu con trở lên, đàn bò khoảng 150.000 con… TP sẽ phát triển con giống năng suất, chất lượng cao hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm cung cấp con giống cho các địa phương khác.Về thủy sản, TP duy trì diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 24.000ha, nâng sản lượng nuôi trồng thủy sản lên 124.000 tấn (tăng 6,4% so với năm 2020). Đồng thời phát triển các vùng thủy sản tập trung theo hướng ứng dụng công nghệ cao, nuôi thâm canh nhằm tăng năng suất, chất lượng với các giống có giá trị cao.
"Hà Nội sẽ đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, nhất là chế biến tinh, chế biến sâu và ứng dụng công nghệ cao nhằm tạo điều kiện cho các DN phát triển chuỗi liên kết giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm." - Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ |
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Đến 16/4 tăng trưởng tín dụng đạt 3,34%
Kinhtedothi - Theo thông tin tại Họp báo kết quả hoạt động ngân hàng quý I/2021 và triển khai nhiệm vụ thời gian tới,...XEM THÊM -
Giá thép xây dựng hôm nay 22/4: Thép nội địa giữ giá, thế giới trên Sàn giao dịch Thượng Hải
Kinhtedothi - Hiện giá thép thị trường trong nước sáng nay có dấu hiệu ổn định, nhưng tại sàn giao dịch Thượng Hải, g...XEM THÊM -
Đông Anh đẩy mạnh sản xuất rau hữu cơ
Kinhtedothi - Những năm gần đây, bên cạnh việc phát triển sản xuất rau an toàn, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn h...XEM THÊM -
Lợi ích kép từ chăn nuôi an toàn
Kinhtedothi - Xác định việc xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh (ATDB) là điều kiện cần thiết tạo ra sản phẩm a...XEM THÊM -
Thường Tín vững vàng về đích huyện nông thôn mới
Kinhtedothi - Sau hơn 10 năm xây dựng huyện nông thôn mới (NTM), Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Thường Tín lu...XEM THÊM -
Giá vàng thế giới tăng mạnh, áp sát mốc 1.800 USD
Kinhtedothi - Sáng nay (22/4), giá vàng thế giới tăng mạnh phiên thứ 2 liên tiếp. Nguyên nhân là do lực cầu tăng mạnh...XEM THÊM
-
Cuộc đua khốc liệt giữa các ngân hàng
Kinhtedothi - Làn sóng mua bán, sáp nhập ngân hàng cùng loạt quy định và mục tiêu về nâng cao năng lực tài chính… đang đặt các ngân hàng trước nhiều sức ép.22-04-2021 08:57
-
Giá tiêu hôm nay 22/4: Giá tiêu Việt vẫn ở mức cạnh tranh nhất so với tiêu nhập
Kinhtedothi - Giá tiêu hôm nay 22/4 trong khoảng 67.500 - 71.000 đồng/kg. Giá tiêu trong nước tiếp tục đi ngang phiên thứ 5 liên tiếp.22-04-2021 06:50
-
Giá cà phê hôm nay 22/4: Robusta vượt mốc 1.400 USD/tấn, xuất khẩu cà phê giảm mạnh
Kinhtedothi - Giá cà phê hôm nay 22/4 trong khoảng 32.200 - 33.200 đồng/kg. Giá cà phê 2 sàn phái sinh trên thế giới diễn biến trái chiều.22-04-2021 06:29
-
Kỷ lục thay "ghế nóng" tại Eximbank
Kinhtedothi- Ngày 13/4, Eximbank (EIB) miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT đối với ông Yasuhiro Saitoh nhưng rồi lại ngay lập tức "trả lại ghế" cho ông này trong vòng chưa đầy 1 tiếng đồng hồ. Điều ...21-04-2021 18:58
-
Giá vàng đảo chiều tăng, nguy cơ lạm phát
Kinhtedothi - Sáng nay (21/4), giá vàng thế giới đảo chiều tăng chỉ sau 1 phiên giảm trước đó. Nguyên nhân khiến giá vàng tăng là do lo ngại lạm phát gia tăng, đồng USD mất giá.21-04-2021 09:09
- Ngăn chặn tình trạng “sốt đất”: Kiểm soát chặt điều kiện pháp lý
- Vụ bán “đất vàng” tại Sabeco: Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng phủ nhận trách nhiệm quản lý Sabeco
- Sự cố “hố tử thần” tại huyện Chương Mỹ: Sẽ khắc phục xong trước 30/4
- Cận cảnh xác máy bay B52 trong hồ Hữu Tiệp, quận Ba Đình
- Ca tử vong đầu tiên do mắc viêm não virus
- “Việt Nam, lối rẽ của một nền kinh tế”- Một cuốn sách hay
- Hà Nội: Thực hiện các biện pháp cải thiện chất lượng môi trường nước hồ Tây
- Điều thú vị về Ngày Quốc tế Mẹ Trái Đất
- Đến 16/4 tăng trưởng tín dụng đạt 3,34%