Nông nghiệp Nga ra sao sau 5 năm cấm vận thực phẩm Mỹ, EU?

Hương Thảo (Theo TASS)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tháng 8/2014, Moscow đã đáp trả các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Australia, Canada và Na Uy vì sự kiện sáp nhập Crimea, bằng các biện pháp cấm nhập khẩu trái cây, rau, sữa và các sản phẩm thịt từ một số quốc gia vào Liên bang Nga.

Hãng thông tấn TASS mới đây đã dẫn lời của nhiều đại diện ban, ngành và các chuyên gia, cho thấy những thay đổi trong cơ cấu ngành nông nghiệp Nga trong 5 năm qua, cũng như xu hướng mặt hàng nào sẽ được thay thế trong tương lai tại quốc gia này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tới tahưm một cánh đồng lúa mạch nằm gần khu định cư Grigoropolisskaya ngày 18/6/2014.

Động lực cho sản xuất trong nước
Theo dữ liệu do Bộ Nông nghiệp Nga cung cấp, nhập khẩu thực phẩm của nước này đã giảm 31,2% trong 5 năm qua, từ 43,3 tỷ USD năm 2013 xuống còn 29,8 tỷ USD trong năm 2018.
"Năm 2018, xuất khẩu thực phẩm của Nga đạt 25,8 tỷ USD về giá trị so với 16,8 tỷ USD năm 2013. Động lực thương mại quốc tế hiện nay cho thấy nước này sẽ trở thành một trong 10 nhà xuất khẩu nông nghiệp toàn cầu hàng đầu trong trung hạn", đại diện bộ này cho biết.
Boris Titov, một giám đốc kinh doanh đồng ý rằng, các cuộc "tấn công" đã thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp, mặc dù ông lưu ý rằng việc tìm ra những ngóc ngách trong phân công lao động quốc tế và hợp tác với các nước khác là điều quan trọng hơn cả.
"Hợp tác sẽ có lợi hơn nhiều so với việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với nhau ", ông Boris nói.
Trong khi đó, người đứng đầu Ủy ban điều hành Hiệp hội thịt quốc gia (bao gồm các nhà sản xuất thịt lớn nhất như Miratorg, Cherkizovo...) Serge Yushin nhấn mạnh, các biện pháp trừng phạt ăn miếng trả miếng năm 2014 chỉ hạn chế nhập khẩu từ khoảng 30 quốc gia, trong khi các nhà cung cấp lớn như Brazil, Chile, Argentina và Ấn Độ vẫn tự do giao thương với Nga.
"Sẽ là quá khi nói rằng lệnh cấm đã đóng cửa thị trường Nga. Chỉ trong 5 năm qua, chăn nuôi lợn đã tăng 25% và chăn nuôi gia cầm tăng 20%, với tổng lượng nhập khẩu gần 800.000 tấn - tăng hơn 2 triệu tấn. Nga vẫn là một thị trường mở về mặt hàng thịt. Hơn nữa, lệnh cấm không tác động đến nguồn cung thịt bò vì gần 97% thịt bò được giao từ các nước không thuộc hạn chế", ông Yushin giải thích.
Theo Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất và cung cấp thực phẩm Rusprodsoyuz, Dmitry Vostrikov, các biện pháp kinh tế đặc biệt đối với nông phẩm đã đẩy sản xuất địa phương của Nga tăng cao, mặc dù việc thay thế nhập khẩu đối với một số mặt hàng nhất định đã tỏ ra thất bại.
Các số liệu của Hiệp hội cho thấy, tổng thị phần của thực phẩm Nga tại các cửa hàng hiện đã vượt quá 80%, trong khi trước lệnh cấm năm 2014, tỷ lệ các sản phẩm nhập khẩu là hơn 1/3. Bên cạnh đó, tỷ trọng của một số hàng hóa được sản xuất tại địa phương đạt 95 - 100%.
"Tuy nhiên, năm 2018, Nga đã không đạt được tỷ lệ tự cung tự cấp mục tiêu đối với muối và sữa, khi tỷ lệ sữa Nga trên thị trường nội địa là 84,2% so với mục tiêu tối thiểu phải đạt là 90%; muối - 64,2% trên mục tiêu 85%", ông Vostrikov cho biết.
Đại diện Bộ Nông nghiệp đồng ý với ước tính rằng, với xu hướng tích cực trong ngành sữa hiện nay, các mục tiêu có thể đạt được trong vòng 7-8 năm tới.
Hưởng lợi từ đồng RUB yếu
Các chuyên gia tại Trung tâm xuất khẩu Nga (REC) nhận định, phần lớn các nhà sản xuất và chế biến của Nga được hưởng lợi nhiều hơn từ sự mất giá của đồng nội tệ thay vì lệnh cấm, khi giá sản phẩm của họ trở nên hấp dẫn so với tất cả các sản phẩm nhập khẩu trên thị trường nội địa.
"Các nhà xuất khẩu cũng được hưởng lợi khi giá USD cho các sản phẩm nông nghiệp bằng RUB đã tăng gấp đôi, điều này tác động tốt đến ngành nông nghiệp của Nga", đại diện REC nói với TASS.
Năm 2018, xuất khẩu nông nghiệp Nga lên tới 25,8 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng cao nhất được nhận thấy ở ngũ cốc (tăng 40% so với năm 2017), hải sản (tăng 17%), và các sản phẩm thịt (tăng11%).
"Điều đặc biệt là các ký kết hiệp định thương mại ưu đãi. Hàng hóa của Nga hiện đã có quyền truy cập miễn thuế vào thị trường của tất cả các nước thành viên của Cộng đồng Các quốc gia Độc lập (CIS) - ngoại trừ Ukraine; Serbia; Montenegro... Thỏa thuận tương tự với Iran dự kiến ​​cũng sẽ có hiệu lực, trong khi các cuộc đàm phán đang diễn ra với Ai Cập, Ấn Độ, Israel và Singapore...", đại diện REC cho biết.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần