Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ô tô từ 4 chỗ phải lắp bình chữa cháy: Bỏ quy định bất hợp lý

Kinhtedothi - Quy định ô tô từ 4 chỗ phải lắp bình chữa cháy từng gây nhiều tranh cãi có hiệu lực từ năm 2016, nay được Bộ Công an đề xuất bỏ và chỉ bắt buộc với xe từ 10 chỗ trở lên. Đề xuất trên được Bộ Công an đưa ra trong dự thảo lần 2 thông tư hướng dẫn về trang thiết bị phòng cháy chữa cháy (PCCC) trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang được đăng tải công khai để lấy ý kiến người dân.
 Ảnh minh họa
Cách đây mấy năm, Thông tư 57/2015/TT-BCA của Bộ Công an có hiệu lực từ năm 2016 yêu cầu, tất cả các loại xe ô tô đều phải trang bị bình chữa cháy. Trường hợp tài xế không trang bị phương tiện phòng cháy theo quy định sẽ bị phạt 300.000 - 500.000 đồng. Quy định này lập tức gây tranh cãi suốt từ khi ban hành (năm 2015) đến nay, nhất là tính ứng dụng của các trang bị PCCC không cao và còn tạo ra nhiều mối nguy hiểm tiềm ẩn cho người sử dụng phương tiện.
Đa số chủ sở hữu xe cho rằng, không thể đặt được một bình cứu hỏa dù là mini trong xe con ở vị trí thuận tay, dễ thấy. Nếu điểm đặt bình cứu hỏa không hợp lý có thể ảnh hưởng đến việc điều khiển chân ga, phanh và gây thương tích cho người ngồi trên xe khi chạy ở địa hình xấu, gồ ghề. Hơn nữa, việc trang bị bình chữa cháy trên xe ô tô cá nhân là “lợi bất cập hại”. Chẳng hạn, với điều kiện thời tiết mùa hè tại Việt Nam, những xe ô tô cá nhân để ngoài trời nắng khiến nhiệt độ trong xe tăng cao, khi đó những chiếc bình chữa cháy để bên trong chẳng khác gì “bom nổ chậm”. Cục Đăng kiểm Việt Nam cũng đã từng lên tiếng khuyến cáo vấn đề cháy nổ xe do thiết kế không gian xe 4 chỗ thường nhỏ nên khi xảy ra cháy nổ, tốt nhất người trong xe nên rời ra xa thay vì lục tìm hay cố gắng mở cốp tìm bình cứu hỏa.
Thực tế, cũng đã ghi nhận ở thời điểm ngay sau khi Thông tư 57 có hiệu lực, một số xe ô tô đặt bình chữa cháy trong xe và chính những chiếc bình này đã phát nổ, gây hư hỏng cho xe. Tuy nhiên, nhiều chủ ô tô để đối phó với lực lượng chức năng đã phải mua bình chữa cháy lắp đối phó. Thậm chí không ít người cho rằng, nếu tiếp tục quy định cũ có thể sẽ lòi thêm quy định về tiêu chuẩn mới bình chữa cháy; phải mua thêm bảo hiểm bắt buộc cho cái bình chữa cháy, hoặc mua thiết bị phòng chống nổ cho bình chữa cháy mini trên ô tô...
Chính vì vậy, dự thảo quy định mới đề xuất phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 4 đến dưới 10 chỗ ngồi thay vì phải có bình chữa cháy thì chỉ cần có hệ thống điện, nhiên liệu, vật tư, hàng hóa bố trí bảo đảm an toàn về PCCC nhận được sự tán đồng của nhiều người dân.
“Chúng tôi đã từ đó đề xuất quy định này được bãi bỏ càng sớm càng tốt để đỡ gây phiền hà, lãng phí cho chủ xe. Bởi thực tế đã có không ít lái xe phàn nàn cho rằng quy định trang bị bình chữa cháy trên xe từ 4 chỗ đến dưới 10 chỗ này vô dụng, lãng phí tiền bạc, thậm chí gây nguy hiểm cho xe ô tô cá nhân” – chủ xe ô tô biển kiểm soát 30C-25xxx lên tiếng. 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sửa đổi quy định về kiểm tra, xác định trị giá hải quan

Sửa đổi quy định về kiểm tra, xác định trị giá hải quan

03 Jul, 09:25 PM

Kinhtedothi - Chính phủ ban hành Nghị định số 167/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

Luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm, tăng thực quyền cho ngân hàng

Luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm, tăng thực quyền cho ngân hàng

28 Jun, 08:28 AM

Kinhtedothi - Sáng 27/6, với 435/443 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng. Đáng chú ý, Luật lần này đã luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm - một bước đi quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc pháp lý, củng cố niềm tin thị trường, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người gửi tiền và tổ chức tín dụng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ