80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ông Joe Biden bàn cách cạnh tranh với Nga, Trung Quốc trong bài phát biểu quan trọng

Kinhtedothi - Một trong những câu nói của ông Joe Biden hôm 28/4 thu hút những tràng pháo tay lớn nhất là: “Đơn giản, không có lý do gì mà các cánh quạt cho tuabin gió không thể được chế tạo ở Pittsburgh thay vì ở Bắc Kinh."
Tổng thống Mỹ Joe Biden trong bài phát biểu đầu tiên trước Quốc hội đã nhắm vào Trung Quốc hôm 28/4, đồng thời cam kết duy trì sự hiện diện quân sự mạnh mẽ của nước này ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và hứa hẹn thúc đẩy phát triển công nghệ và thương mại.
 
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu trước Quốc hội hôm 28/4. Ảnh: Reuters
"Trung Quốc và các quốc gia khác sắp bắt kịp. Chúng ta cần phải phát triển và thống trị các sản phẩm và công nghệ của tương lai", ông Biden nói.
Một trong những câu nói thu hút những tràng pháo tay lớn nhất là: “Đơn giản, không có lý do gì mà các cánh quạt cho tuabin gió không thể được chế tạo ở Pittsburgh thay vì ở Bắc Kinh".
Ông Biden đã nhiều lần thể hiện quan điểm rằng, cạnh tranh với Trung Quốc sẽ là thách thức về chính sách đối ngoại lớn nhất của nước Mỹ, theo đó hướng đến đường lối cứng rắn trong đối phó với bắc Kinh. 
Tổng thống Mỹ nhấn mạnh, nước này sẽ chống lại các hành vi thương mại thiếu công bằng, ảnh hưởng tới công việc của người dân và các ngành công nghiệp nước này, như việc bao cấp các doanh nghiệp quốc doanh hay hành vi trộm cắp công nghệ và sở hữu trí tuệ của Mỹ - một chi tiết cũng ám chỉ các cáo buộc Washington dành cho Bắc Kinh thời gian qua.
Ông cũng cho biết đã trao đổi với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng Mỹ sẽ duy trì sự hiện diện quân sự mạnh mẽ ở Ấn Độ - Thái Bình Dương "giống như cách chúng tôi làm đối với NATO ở châu Âu - không phải để bắt đầu xung đột - mà là để ngăn chặn một cuộc xung đột."
Trong khi đưa ra một số chi tiết cụ thể, ông Biden đã chú ý đến Trung Quốc hơn bất kỳ vấn đề chính sách đối ngoại nào khác trong một bài phát biểu chủ yếu tập trung vào các chính sách đối nội.
Theo đó Tổng thống Mỹ cũng thúc giục các nhà lập pháp thông qua gói luật lưỡng đảng nhằm gây sức ép với Bắc Kinh về nhân quyền, giải quyết mất cân bằng thương mại và tăng cường tài trợ cho Mỹ phát triển các công nghệ mới để cạnh tranh hiệu quả hơn với Trung Quốc.
Ông Biden cũng đề cập đến sự cạnh tranh với một đối thủ địa chính trị khác là Nga. Ông cho biết đã nêu rõ với Tổng thống Vladimir Putin rằng sự can thiệp của Moscow vào các cuộc bầu cử của Mỹ hay đứng sau các cuộc tấn công mạng nhằm vào chính phủ và các doanh nghiệp sẽ gây ra hậu quả, nhưng cũng khẳng định Washington không muốn leo thang căng thẳng trong quan hệ với Moscow.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

18 Jul, 09:36 PM

Kinhtedothi - Chiều 18/7, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Trưởng đoàn khảo sát số 1 của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với LĐLĐ TP Hà Nội về chuyên đề tình hình triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho công nhân (giai đoạn 2018-2025).

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

17 Jul, 11:16 PM

Kinhtedothi - Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ