Ông Moon Jae-in mới là người được ghi công vì hòa bình cho bán đảo Triều Tiên

Lan Hương (Theo Politico)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Không phải là Tổng thống Trump hay lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, người nên được ca ngợi vì đã thiết lập hòa bình ở bán đảo Triều Tiên là ông Moon Jae-in.

Mùa hè năm ngoái, Tổng thống mới của Hàn Quốc, chỉ sau 2 tháng nhậm chức, đã tuyên bố nhiều mục tiêu “khủng”, trong đó có phi hạt hóa bán đảo Triều Tiên, các khu kinh tế công nghiệp liên Triều và mạng lưới giao thông mà ông mô tả là “Bản đồ kinh tế bán đảo Triều Tiên mới” và một hiệp ước hòa bình. Tổng thống Moon Jae-in cho biết, kế hoạch 5 năm được công bố sẽ là kế hoạch chi tiết và kim chỉ nam cho một Hàn Quốc mới.
Vào thời điểm đó, rất ít người bên ngoài Hàn Quốc chú ý tới điều này. Mỹ còn quá bận rộn với việc tranh cãi liệu Tổng thống của họ - Donald Trump - có đủ tín nhiệm để đưa lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngồi vào bàn đàm phán.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. 
Tuy nhiên, năm nay, các sự kiện đã vào đúng vị trí. Để đạt được kết quả này, phải mất kế hoạch và ông Moon Jae-in đã chuẩn bị cho thời điểm này trong suốt cuộc đời của mình.
Ngày 27/4, thế giới đã chứng kiến một hình ảnh ấn tượng: ông Moon Jae-in, con trai của một người tị nạn từ Triều Tiên, cười rạng rỡ với cháu trai của nhà lập quốc Triều Tiên Kim Il-sung.
Mỗi chi tiết của hội nghị thượng đỉnh liên Triều Tiên ngày 27/4 đã được chuẩn bị ra trước để khiến nhà lãnh đạo Triều Tiên cảm thấy thoải mái khi bước vào đường phân giới, tay trong tay, với Tổng thống Hàn Quốc.
Phải mất rất nhiều bước để đưa Tổng thống Hàn 65 tuổi đến bước ngoặt này.
Người Hàn Quốc so sánh ông với một lãnh đạo tiền nhiệm là Tổng thống Kim Dae-jung, người đưa ra chính sách Ánh dương, tăng cường liên lạc với Triều Tiên và hội nghị thượng đỉnh liên Triều năm 2000 đột phá ở Bình Nhưỡng đã giúp ông giành được giải Nobel Hòa bình vào cuối năm đó.
Hội nghị thượng đỉnh thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Triều Tiên và Hàn Quốc là vào năm 2007 giữa ông Kim Jong-il, và Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun. Là thư ký của tổng thống Hàn Quốc, ông Moon từng giữ vai trò như một trong những người tổ chức.
Không lâu sau khi chuyển đến Nhà Xanh, ông Moon bắt đầu tiếp cận các thành viên khác của các cuộc đàm phán 6 bên về việc chấm dứt chương trình hạt nhân của Triều Tiên: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Nga.
Phòng Bầu dục ở Nhà Trắng là một trong những điểm dừng đầu tiên. Ông đã thực hiện một chuyến thăm chính thức đến Mỹ vào tháng 6 năm ngoái. Hai tháng sau, ông Trump xuất hiện trong bức ảnh đứng cạnh Tổng thống Moon Jae-in trong chuyến thăm cấp nhà nước tại Seoul.
Sau đó, trong một cuộc điện đàm vào năm mới, Tổng thống Moon nhẹ nhàng thuyết phục Tổng thống Mỹ rút ngắn các bài tập quân sự chung thường niên giữa hai nước với lý do giúp đảm bảo sự thành công của Thế vận hội mùa đông PyeongChang. Kết quả, cuộc tập trận của 2 bên từ 2 tháng rút xuống còn một nửa.
Trong động thái ngoại giao khéo léo tiếp theo của mình, ông Moon Jae-in đã tận dụng Thế vận hội để tăng cường đàm phán với Triều Tiên. Ông gặp gỡ các đoàn cấp cao từ Mỹ, Nhật Bản, Triều Tiên bên lề Thế vận hội trong một nỗ lực ngoại giao hành lang.
Đặc biệt, sau các cuộc tiếp xúc với phái đoàn Triều Tiên, Hàn Quốc đều cử người đến Mỹ để thông tin về tình hình.
Mặc dù Tổng thống Moon Jae-in đã đặt bóng lăn bằng ngoại giao Olympics của mình, ông vẫn cẩn thận đề cao vao trò của tổng thống Mỹ. “Cùng với Tổng thống Trump, chúng tôi lạc quan về việc tiếp tục một quá trình ngoại giao”, cố vấn an ninh quốc gia Hàn Quốc phát biểu trong chuyến thăm Washington. Trong một nỗ lực ngoại giao khẳng định chính sách đối ngoại cứng rắn với Bình Nhưỡng như ý muốn của Washington, đại diện Hàn Quốc cũng tuyên bố, sẽ đứng cạnh Mỹ và không mắc phải sai lầm.
Phương thức ngoại giao tiếp cận từng phần đã cho phép ông Moon Jae-in và các cố vấn của mình “xoay xở” được với tính cách cá nhân mạnh mẽ của cả ông Trump và ông Kim Jong-un.
 

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần