Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ông Phạm Văn Dũng được bổ nhiệm làm Trưởng Thi hành án dân sự Hà Nội

Kinhtedothi - Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự Hà Nội Phạm Văn Dũng được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm làm Trưởng Thi hành án dân sự TP Hà Nội. Cơ quan này quản lý 12 Phòng Thi hành án dân sự khu vực.

Sáng 8/7, Bộ Tư pháp tổ chức buổi lễ công bố quyết định thành lập Thi hành án dân sự TP Hà Nội và các quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan này. Tại hội nghị, ông Phạm Văn Dũng, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng Thi hành án dân sự TP Hà Nội.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh và Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn trao các quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Thi hành án dân sự TP Hà Nội. Ảnh: Công Phương.

3 Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự Hà Nội gồm các ông, bà Vũ Hồng Dương, Trần Quốc Thái, Nguyễn Thị Thanh Tú được bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Thi hành án dân sự TP Hà Nội.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn chia sẻ về những khó khăn thời gian đầu thực hiện thi hành án dân sự tại Hà Nội và đề nghị cơ quan thi hành án dân sự nhanh chóng thiết lập cơ chế phối hợp công tác với 126 đơn vị hành chính cấp xã ở Hà Nội.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Công Phương.

“Chúng tôi chia sẻ với những nỗ lực, sự vất vả của lực lượng thi hành án, nếu không phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, công an, tòa án thì sẽ rất khó khăn. Khối lượng công việc thi hành án chắc chắn tăng lên rất nhiều, bởi một khu vực phải đảm đương công việc của gần chục xã”, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn nói.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi khẳng định, thời gian qua thi hành án dân sự Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu, thành tích quan trọng. Hà Nội có quy mô dân số gần 10 triệu người, số lượng việc và số lượng tiền phải thi hành án luôn nằm trong tốp 5 cả nước nhưng tính chất phức tạp và khó khăn thì đứng đầu cả nước với rất nhiều yêu cầu chính trị đặt ra.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ. Ảnh: Công Phương.

Dự báo số lượng việc và số tiền thi hành án sẽ tiếp tục tăng thời gian tới, điều đó đặt ra yêu cầu rất cao đối với công chức, người lao động, cần tập trung, bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Tư pháp, Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội. Thi hành án dân sự TP Hà Nội cần nhanh chóng ban hành đầy đủ quy trình, quy chế phối hợp, nội bộ để thực hiện công việc thông suốt.

Trưởng Thi hành án dân sự TP Hà Nội Phạm Văn Dũng tiếp thu ý kiến chỉ đạo của các lãnh đạo. Ảnh: Công Phương.

Tiếp thu các ý kiến chỉ đạo, Trưởng Thi hành án dân sự TP Hà Nội Phạm Văn Dũng hứa sẽ cùng tập thể, lãnh đạo cơ quan quyết tâm, đoàn kết, nỗ lực hết sức để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Trích dẫn
Trích dẫn 1

Trụ sở 12 Phòng Thi hành án dân sự khu vực tại Hà Nội

1. Phòng Thi hành án dân sự khu vực 1 được tổ chức lại từ Chi cục Thi hành án dân sự các quận Ba Đình, Tây Hồ, Hoàn Kiếm (địa chỉ tại số 2B, ngách 6/9 phố Vĩnh Phúc, phường Ngọc Hà).

2. Phòng Thi hành án dân sự khu vực 2 được tổ chức lại từ Chi cục Thi hành án dân sự quận Đống Đa và quận Thanh Xuân (địa chỉ tại ngõ 27 đường Lê Văn Lương, phường Thanh Xuân).

3. Phòng Thi hành án dân sự khu vực 3 được tổ chức lại từ Chi cục Thi hành án dân sự các quận Hoàng Mai, Hai Bà Trưng (địa chỉ tại số 1 ngõ 4 phố Bùi Huy Bích, phường Hoàng Mai).

4. Phòng Thi hành án dân sự khu vực 4 được tổ chức lại từ Chi cục Thi hành án dân sự các quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm và Cầu Giấy (địa chỉ tại số 4 phố Duy Tân, phường Cầu Giấy).

5. Phòng Thi hành án dân sự khu vực 5 được tổ chức lại từ Chi cục Thi hành án dân sự quận Long Biên và huyện Gia Lâm (địa chỉ tại lô HH03, khu đô thị Việt Hưng, phường Việt Hưng).

6. Phòng Thi hành án dân sự khu vực 6 được tổ chức lại từ Chi cục Thi hành án dân sự quận Hà Đông, huyện Chương Mỹ và huyện Thanh Oai (địa chỉ tại lô 3, thửa 8, Khu hành chính mới Hà Cầu, phường Hà Đông).

7. Phòng Thi hành án dân sự khu vực 7 được tổ chức lại từ Chi cục Thi hành án dân sự các huyện Mê Linh, Sóc Sơn, Đông Anh (địa chỉ tại đường 23B, xã Phúc Thịnh).

8. Phòng Thi hành án dân sự khu vực 8 được tổ chức lại từ Chi cục Thi hành án dân sự các huyện Hoài Đức và Đan Phượng (địa chỉ tại số 99, phố Tây Sơn, xã Đan Phượng).

9. Phòng Thi hành án dân sự khu vực 9 được tổ chức lại từ Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phúc Thọ, huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây (địa chỉ tại đường La Thành, phường Sơn Tây).

10. Phòng Thi hành án dân sự khu vực 10 được tổ chức lại từ Chi cục Thi hành án dân sự huyện Thạch Thất và huyện Quốc Oai (địa chỉ tại số 87, đường 419, xã Thạch Thất).

11. Phòng Thi hành án dân sự khu vực 11 được tổ chức lại từ Chi cục Thi hành án dân sự huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín (địa chỉ tại Km12+500 đường Tứ Hiệp, xã Thanh Trì).

12. Phòng Thi hành án dân sự khu vực 12 được tổ chức lại từ Chi cục Thi hành án dân sự các huyện Phú Xuyên, Mỹ Đức và Ứng Hòa (địa chỉ tại thôn Hoàng Xá, xã Vân Đình).

Cưỡng chế thi hành án dân sự: đảm bảo thượng tôn pháp luật, nhưng cần nhân văn, thấu tình đạt lý

Cưỡng chế thi hành án dân sự: đảm bảo thượng tôn pháp luật, nhưng cần nhân văn, thấu tình đạt lý

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sửa đổi quy định về kiểm tra, xác định trị giá hải quan

Sửa đổi quy định về kiểm tra, xác định trị giá hải quan

03 Jul, 09:25 PM

Kinhtedothi - Chính phủ ban hành Nghị định số 167/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

Luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm, tăng thực quyền cho ngân hàng

Luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm, tăng thực quyền cho ngân hàng

28 Jun, 08:28 AM

Kinhtedothi - Sáng 27/6, với 435/443 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng. Đáng chú ý, Luật lần này đã luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm - một bước đi quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc pháp lý, củng cố niềm tin thị trường, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người gửi tiền và tổ chức tín dụng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ