Phá hộ lan cao tốc làm nơi kinh doanh: Hành vi phải bị nghiêm trị
Kinhtedothi - Trước sức nóng của dư luận, Bộ GTVT vừa có văn bản gửi tới Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đề nghị xử lý các trường hợp phá rào tôn sóng, vi phạm, lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ trên tất cả các tuyến cao tốc, đặc biệt tại cao tốc Nội Bài – Lào Cai.
Tin liên quan
Lực lượng chức năng ra quân xử lý các điểm phá hộ lan trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Ảnh: Trần Duy |
Mới đây, trên trang Facebook cá nhân của ông Đoàn Ngọc Hải - nguyên Phó Chủ tịch UBND quận 1 (TP Hồ Chí Minh) có bài viết gửi Bộ trưởng Bộ GTVT, Ủy ban ATGT Quốc gia phản ánh thực trạng tiêu cực trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Đó là nhiều đoạn hộ lan tôn sóng trên tuyến cao tốc này bị tháo dỡ trái phép để mở đường cho các phương tiện vào quán ăn dọc đường. Ngay lập tức, những thông tin và hình ảnh đó nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận và cộng đồng mạng. Hầu hết các ý kiến cho rằng, đây là hành vi phá hoại tài sản công và phải được nghiêm trị. Tuy nhiên, trước sự việc này, đại diện đơn vị quản lý cao tốc Nội Bài – Lào Cai là Công ty CP Dịch vụ đường cao tốc Việt Nam (VECS) lại có câu trả lời khá bất ngờ khi cho rằng việc người dân tự ý mở tôn hộ lan trái phép để tạo lối đi có nguyên nhân bắt nguồn từ việc sau khi tuyến cao tốc đưa vào khai thác. Một số hộ dân yêu cầu phải có đường gom trong khi quy hoạch thiết kế tuyến cao tốc này lại không có. Đại diện VECS cho rằng, đơn vị này đã nhiều phối hợp với địa phương thực hiện đóng lại các điểm tôn hộ lan bị mở trái phép nhưng tại một số điểm như lý trình Km172, Km182+500, Km189+050, Km189+800... chưa được xử lý triệt để. Thậm chí, ngoài các tôn hộ lan, người dân còn thường xuyên cắt phá hàng rào thép gai B40 của cao tốc Nội Bài – Lào Cai để đi qua. VECS cũng đã nhiều lần tiến hành hàn đóng lại các điểm tháo mở nhưng cứ hàn xong lại bị cắt phá.Trên thực tế, tình trạng tháo hộ lan để làm nơi kinh doanh không chỉ xảy ra ở trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai mà đã xảy ra tại nhiều tuyến cao tốc khác. Năm 2016, cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây đã chịu cảnh tương tự khi hàng loạt vị trí hàng rào đoạn qua địa phận tỉnh Đồng Nai bị cắt, phá, tiềm ẩn nguy cơ TNGT do người đi bộ băng ngang cao tốc. Thậm chí, nhiều người dân còn xây chòi chăn vịt, vô tư đỗ xe lấn chiếm hành lang an toàn đường cao tốc. Còn trên cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, cuối năm 2020 vừa qua xảy ra sự việc nghiêm trọng hơn khi 215 bộ hộp đệm tôn sóng (gồm hộp đệm, bulông liên kết hộp đệm với trụ; phản quang) trên tuyến cao tốc này bị mất trộm. Có hay không sự buông lỏng quản lý?Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, luật sư Bùi Đình Ứng – Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, hành vi tháo hộ lan, cắt lưới B40 trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai hay bất kỳ tuyến cao tốc nào khác đều là phạm pháp. “Chiếu theo quy định hiện hành thì hành vi này có cấu hiệu của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” – luật sư Bùi Đình Ứng nói. Chuyên gia pháp lý này cho hay, theo khoản 1 Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015, người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng sẽ bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.Luật sư Bùi Đình Ứng cho rằng, khi đã có hành lang pháp lý rõ ràng như vậy nhưng vi phạm vẫn liên tục tái diễn có một phần trách nhiệm của các cơ quan thực thi pháp luật. “Muốn chấm dứt tình trạng này phải thượng tôn pháp luật, vi phạm đến đâu xử lý đến đó, có như thế mới đủ sức răn đe” – luật sư Bùi Đình Ứng khẳng định và cho biết thêm, các cơ quan chức năng cũng cần vào cuộc xác minh, làm rõ xem có hay không tình trạng “bảo kê” hoặc buông lỏng quản lý, cố tình bỏ qua vi phạm, nhất là trên tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Bởi tình trạng phá hộ lan này đã xảy ra từ rất lâu nhưng lại không bị xử lý. Trong khi đó, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội Bùi Danh Liên cho rằng, một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng trên là do tổ chức giao thông trên các tuyến cao tốc không thuận tiện, mà cụ thể là không có đường gom. Điều này khiến người dân không có thêm sự lựa chọn để đi lại, dẫn đến tình trạng phá hộ lan để làm lối đi.
Việc người dân phá hộ lan cao tốc làm lối đi là sai nhưng thực tế đã chứng minh, nếu giao thông được tổ chức thuận tiện, người dân cũng không ai muốn mạo hiểm phá hộ lan cao tốc để đi, chỉ cần giao thông thuận tiện, hành vi này tự sẽ hết.Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội Bùi Danh Liên |
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Tại xã Việt Long, huyện Sóc Sơn: Người dân mong mỏi một cây cầu vững chắc
Kinhtedothi - Hàng chục năm qua, người dân qua lại hai bên bờ sông Cà Lồ, đoạn bến đò Lương Phúc, xã Việt Long, huyện...XEM THÊM -
Thực hiện quy định đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy: Gia tăng vi phạm
Kinhtedothi - Thời gian gần đây, trên các tuyến đường, phố ở nhiều quận nội thành, tình trạng người dân không đội mũ ...XEM THÊM -
Thời tiết hôm nay 20/4: Hà Nội trưa chiều trời nắng, nhiệt độ cao nhất 32 độ C
Kinhtedothi - Hôm nay (20/4), thời tiết tại khu vực Hà Nội trời nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm sương mù nhẹ, ...XEM THÊM -
Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp kéo giảm tai nạn giao thông
Kinhtedothi - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, ...XEM THÊM -
Tai nạn giao thông mới nhất ngày 19/4: Cụ ông đi xe đạp tử vong thương tâm khi va chạm với xe máy
Kinhtedothi - Cụ ông đi xe đạp tử vong thương tâm khi va chạm với xe máy; Xe tải lật đè xe 4 chỗ, tài xế ôm con nhỏ đ...XEM THÊM -
Quận Hà Đông: Ra quân xử lý vi phạm hành lang Quốc lộ 21B
Kinhtedothi - Nhằm đảm bảo trật tự đô thị trên địa bàn, hướng đến kỷ niệm 30/4 và 1/5, trong những ngày qua, các lực ...XEM THÊM
-
[Clip] Khoảnh khắc xe Kia Moring bị húc lao lên vỉa hè, đâm đổ 2 xe máy
Kinhtedothi - Sau khi bị xe ô tô Mazda CX5 đâm mạnh từ phía sau, xe Kia Morning lao thẳng lên vỉa hè, đâm đổ 2 xe máy...19-04-2021 16:37
-
Đà Nẵng: Hơn 15.000 tỷ đồng xây dựng thành phố môi trường
Kinhtedothi - Với tổng kinh phí ước tính hơn 15.000 tỷ đồng, Đề án “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường” đặt ra lộ trình đến năm 2030 theo hướng đô thị sinh thái; tạo sự an toàn về sức khỏe và ...19-04-2021 15:49
-
Xử lý vi phạm trật tự đô thị trên phố Lê Ngọc Hân
Kinhtedothi - Trước tình trạng một số hộ kinh doanh lấn chiếm lòng đường, vỉa hè phố Lê Ngọc Hân làm nơi kinh doanh gây cản trở, mất ATGT… vừa qua, lực lượng chức năng phường Phạm Đình Hổ, quận Hai...19-04-2021 14:06
-
Tuyến đường Hồ Tùng Mậu - Xuân Thủy: Hư hỏng, chắp vá, mất an toàn giao thông
Kinhtedothi - Nhiều đơn vị thi công đào lên, lấp xuống, khiến tuyến đường Hồ Tùng Mậu - Cầu Giấy, đặc biệt là đoạn từ nút giao Phạm Văn Đồng - Cầu Giấy hư hỏng trầm trọng. Trong khi chờ đợi dự án n...19-04-2021 12:52
-
[Xử lý nhà siêu mỏng, siêu méo: Giải pháp nào triệt để?] Bài cuối: Hài hòa lợi ích hai bên
Kinhtedothi - Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, nhiều chuyên gia cho rằng, để xử lý tận gốc nhà siêu mỏng, siêu méo, bảo đảm phát triển theo quy hoạch tổng thể, đồng thời tạo bộ mặt văn minh, hiện đại...19-04-2021 11:36
- Lịch sử, ý nghĩa và món ăn nên dâng cúng vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mà không phải ai cũng biết
- Xây dựng, phát triển Thủ đô nhanh, bền vững theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại
- Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng “ra lời kêu gọi” giải cứu hành tím
- VEPR dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6 - 6,3% năm 2021
- Chủ tịch Tập Cận Bình: Trung Quốc sẽ không bao giờ tìm kiếm sự bá quyền thế giới
- Vụ “Tổ chức đánh bạc; Rửa tiền”: Đề nghị hủy quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt đối với Phan Sào Nam
- Không được dùng tiền để lôi kéo cử tri khi vận động bầu cử
- [Ảnh] Dòng người nô nức dâng hương trước ngày Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2021
- Quản lý chặt an toàn thực phẩm