Phân cấp phải mang tính dài hạn

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Công nhân kiểm tra bảo dưỡng hệ thống điện chiếu sáng trên đường Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm. Ảnh: Chiến Công

Ngày 19/3, vấn đề phân cấp thế nào cho hiệu quả, đảm bảo tính thống nhất và thông suốt tiếp tục được đưa ra trong cuộc làm việc giữa hai đoàn giám sát của Thường trực HĐND TP với Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch – Kiến trúc (QH - KT) về thực hiện Nghị

Vẫn chưa đạt được “tiếng nói chung”

Sở Xây dựng được giao thực hiện việc phân cấp quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn trong các lĩnh vực công viên, cây xanh, chiếu sáng, môi trường, thoát nước. Tuy nhiên, trong tổ chức thực hiện phân cấp, còn các sở khác, quận, huyện cũng được phân cấp tham gia, từ đó dẫn đến những khó khăn, chồng chéo. Như trong lĩnh vực môi trường, các tuyến đường chính phân cấp do TP quản lý duy trì vệ sinh môi trường được giao cho Sở Xây dựng quản lý trên địa bàn quận, nhưng Sở TN&MT lại quản lý trên địa bàn huyện. Do đó, có những trục đường chạy qua cả địa bàn quận và huyện, 2 Sở cùng chịu trách nhiệm. Trong lĩnh vực duy tu, bảo trì hệ thống chiếu sáng trên các tuyến đường chính do TP quản lý cũng phát sinh những khó khăn bởi sự chồng lấn trong quản lý giữa Sở Xây dựng và Sở GTVT…

 
Công nhân kiểm tra bảo dưỡng hệ thống điện chiếu sáng trên đường Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm. 	Ảnh: Chiến Công
Kinhtedothi - Công nhân kiểm tra bảo dưỡng hệ thống điện chiếu sáng trên đường Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm. Ảnh: Chiến Công
Trong quản lý cây xanh, vườn hoa… cũng vẫn có những “lấn cấn”. Như các thành viên đoàn giám sát chỉ ra, nếu theo quy định, TP quản lý hầu hết các vườn hoa, hồ nước, nhưng nhiều quận, huyện lại cho rằng vẫn có thể quản lý và duy tu được các vườn hoa trên địa bàn và mong muốn được phân cấp. Hoặc về hệ thống chiếu sáng, đã có sự phân cấp cho các quận, huyện quản lý chiếu sáng công cộng tại các ngõ, ngách khu dân cư, nhưng vẫn chưa toàn diện, địa phương quản lý, nhưng tiền điện TP chi trả, khi cháy một bóng điện lại phải qua rất nhiều chữ ký mới thay được…

Theo Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách Nguyễn Văn Nam, trong quản lý có tính đặc thù, phân cấp phải tuân thủ các quy định của T.Ư, nhưng cũng nên tính đến yêu cầu thực tiễn của địa phương và đảm bảo tính đồng bộ: phân cấp nhiệm vụ quản lý, phân cấp nguồn thu để đảm bảo nhiệm vụ chi, phân cấp về con người và bộ máy. Cùng với đó, phân cấp quản lý kinh tế  - xã hội phải mang tính dài hạn để đảm bảo tính ổn định, trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có bất cập, phát sinh thì điều chỉnh. Đặc biệt, cần thống nhất chủ trương là tăng cường phân cấp cho cấp dưới, tránh xu hướng cấp dưới đang làm tốt, lại thay đổi, phân cấp cho cấp trên.

Mạch lạc trong phân cấp

Tại cuộc làm việc với Sở QH - KT, một số vấn đề vướng mắc trong phân cấp cũng được đặt ra như với những đồ án, dự án quy hoạch đã được phân cấp cho các quận, huyện, nhưng khi thực hiện, các quận, huyện lại vẫn phải xin thỏa thuận của Sở QH - KT đã hợp lý chưa? Cùng với đó, vấn đề công bố quy hoạch vẫn đang có những cách hiểu không rõ ràng, cơ quan lập quy hoạch là đơn vị công bố hay quận, huyện chịu trách nhiệm…

UBND TP đã ban hành Quyết định số 72/2014/QĐ-UBND năm 2014 nhằm phân cấp triệt để công tác lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch cho các quận, huyện, thị xã. Tuy nhiên, lực lượng cán bộ chuyên môn về quy hoạch kiến trúc tại các địa phương vẫn chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến sự chưa rõ ràng trong thực hiện giữa sở và quận, huyện. Hiện theo quy định, những công trình thuộc khu vực chưa được phê duyệt đề án quy hoạch chi tiết mới phải xin Sở cấp chỉ giới đường đỏ. Các quận, huyện được cấp chỉ giới đường đỏ ở các khu vực đã có đồ án quy hoạch chi tiết được phê duyệt. Sở cũng đã có văn bản gửi các quận, huyện và phân công, hướng dẫn thực hiện. Nhưng các quận, huyện đều chưa thực hiện được điều này vì chưa đủ khả năng xác nhận chỉ giới từ hồ sơ ra thực địa và đều giới thiệu tổ chức, cá nhân quay về Sở. 

Phó Chủ tịch HĐND TP Lê Văn Hoạt lưu ý, Sở nên rà soát kỹ lại các thẩm quyền đã được phân cấp, tìm ra những điểm vướng, hoàn thiện và nâng chất lượng phân cấp cho phù hợp. Việc lập đồ án quy hoạch và cấp chỉ giới đường đỏ, nên cân nhắc thẩm quyền của quận, huyện với những đồ án đã được TP phê duyệt. Phải làm rõ trong trường hợp nào quận, huyện được quyền lập quy hoạch, đề án…; trường hợp nào phải xin thỏa thuận của Sở. Không nên để tình trạng, việc dễ thì làm, việc khó thì đẩy lên. Phân cấp phải mạch lạc, kể cả vấn đề quản lý sau quy hoạch.