Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phát hiện cơ sở bơm tạp chất vào tôm tại quận Hoàng Mai

Kinhtedothi - Theo tin từ Thanh tra Bộ Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), đơn vị này vừa phối hợp với các cán bộ trinh sát thuộc Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) và Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản triệt phá một cơ sở chuyên thu gom tôm chết, tôm thải loại rồi bơm tạp chất bán cho các đầu mối cung cấp vào nhiều nhà hàng trên địa bàn Hà Nội.
Cơ sở này nằm trong khu tái định cư X2 Yên Sở, quận Hoàng Mai. Số lượng tôm bơm tạp chất được phát hiện ra là khoảng 80kg. Theo đánh giá cảm quan bằng mắt, con tôm có dấu hiệu cong đuôi, giãn đốt, phía bụng phù nề. Khi bóc tách lớp vỏ bên ngoài, phát hiện nhiều tạp chất lạ đã được bơm vào tôm. Qua thực hiện kiểm nghiệm nhanh chất lạ này cho thấy đây là bộ agar, một tạp chất có tác dụng làm tăng trọng lượng tôm, đồng thời khiến con tôm ươn, chết vốn mềm trở nên căng và đẹp hơn.

Theo ước tính của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, mỗi con tôm sau khi bơm tạp chất sẽ giúp tăng trọng lượng 10 - 15%. Đây không chỉ là hành vi gian lận thương mại mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Thanh tra Bộ NN&PTNT thông tin thêm, hiện nay cơ quan công an đang củng cố hồ sơ để xử lý vi phạm.

Được biết, khu vực phường Yên Sở, quận Hoàng Mai được coi là địa bàn trọng điểm về buôn bán, kinh doanh thủy sản, nhất là có chợ đầu mối thủy sản Yên Sở. Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị chiều 29/5, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Nội Hoàng Tiến Minh cho biết, Chi cục thường xuyên tổ chức kiểm tra, kiểm soát nguồn gốc lượng cá đưa về buôn bán, kinh doanh tại chợ đầu mối thủy sản Yên Sở nhưng chưa phát hiện trường hợp bơm tạp chất vào tôm ở khu vực chợ.

Theo thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội, trong tháng 4/2017, tổng khối lượng thủy sản kinh doanh tại chợ đầu mối Yên Sở là 1.882 tấn, chủ yếu là cá trắm cỏ, trắm đen, cá chép, cá mè, cá chim, cá trôi, cá rô phi. Các phương tiện, dụng cụ vận chuyển động vật thủy sản đều đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y. Động vật thủy sản trong quá trình vận chuyển vào chợ đều bình thường, không có dấu hiệu của bệnh. Qua kiểm tra hồ sơ truy xuất nguồn gốc thủy sản cho thấy hầu hết các lô hàng thủy sản vào chợ đều đã xuất trình được hồ sơ truy xuất nguồn gốc.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

17 Jun, 06:47 AM

Kinhtedothi - Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng khi lựa chọn, người tiêu dùng có thể gặp rủi ro sức khỏe nghiêm trọng do sử dụng thịt nhiễm khuẩn, ôi thiu. 

Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè?

Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè?

05 Jun, 06:50 AM

Kinhtedothi - Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, nhiệt độ tăng cao làm cho thực phẩm rất dễ bị ôi thiu, nhiễm nấm và vi khuẩn, đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh đường tiêu hóa và nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao. Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, hãy rửa tay thường xuyên. Ngoài ra, hãy chế biến và bảo quản thực phẩm an toàn. Luôn tuân thủ các quy tắc dưới đây.

Khánh Hòa: tiêu hủy gần 850.000 tôm hùm giống gần 34 tỷ đồng

Khánh Hòa: tiêu hủy gần 850.000 tôm hùm giống gần 34 tỷ đồng

21 May, 03:04 PM

Kinhtedothi - Từ đầu năm 2024 đến nay, Công an tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý tổng số 13 vụ, trong đó xử lý hình sự 1 vụ và xử phạt hành chính 12 vụ liên quan đến tôm hùm giống với tổng số tiền gần 900.000.000 đồng. Đồng thời, tiêu hủy gần 850.000 con tôm hùm giống các loại với giá trị ước tính gần 34 tỷ đồng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ