Phạt tiền với hành vi bạo lực học đường: Phản tác dụng, khó khả thi
-
Hà Nội: Thiết lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin về bạo lực học đường
- Giải pháp nào hạn chế bạo lực học đường?
Trao đổi về mức phạt 30 triệu đồng đối với giáo viên xâm phạm thân thể học sinh, thầy Nguyễn Khắc Thành – Hiệu trưởng trường THCS Dân Hòa (huyện Thanh Oai) ủng hộ quy định này. Tuy nhiên, theo thầy Trần Mạnh Tùng – giáo viên dạy Toán trường THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội), quy định này thực sự không khả thi. Bởi Nghị định 138 ra đời từ năm 2013, khi đưa vào ứng dụng trong thực tế không thuận lợi. “Quan hệ trong nhà trường là rất thiêng liêng. Giáo viên cũng có những quy tắc ứng xử từ cấp độ trong các nhà trường, đến sở GD&ĐT và cao hơn cả Luật Giáo dục. Nếu để xảy ra các vi phạm mà có những hình thức phê bình kỷ luật từ phía trong ngành trước sẽ hiệu quả hơn. Đằng này, hành chính hóa một cách cứng nhắc sẽ phản tác dụng và không khả thi” – thầy Tùng nêu quan điểm. Đồng thời cho rằng, phạt tiền không phải là điều ghê gớm lắm nhưng bị phạt, ở mức độ nào, khi công khai ra, giáo viên sẽ bị tổn thương ghê gớm về mặt tinh thần, trong khi nhiều trường hợp, giáo viên không cố ý.
Cần xem xét kỹ lưỡng
Có người so sánh, mức phạt giáo viên xâm phạm thân thể học sinh lên tới 30 triệu đồng tương đương với 10 tháng lương là quá nặng. Về vấn đề này, TS Tâm lý Trần Thành Nam – trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, có thể không phạt tiền nhiều đến mức đó nhưng khuyến khích hình thức phạt nặng. Luật là để ngăn chặn vi phạm học đường, nhưng, trước thực tế quá tải trường lớp khiến giáo viên chịu áp lực rất lớn. Quy định xử phạt vi phạm thân thể học sinh cũng phải xét đến yếu tố này. Vì vậy, thầy Trần Mạnh Tùng đề xuất có các mức độ xử phạt cho hành vi xâm phạm thân thể học sinh. Mức độ thứ nhất, vi phạm lần một bị nhắc nhở phê bình; lần hai, nhắc nhở, cảnh cáo và lần ba có thể phạt tiền. Cũng cần phải chi tiết, lượng hóa các vi phạm để giáo viên biết thế nào là xúc phạm nhân phẩm, danh dự học sinh, thế nào là xâm phạm thân thể người học. “Nếu chúng ta không làm được việc này, tôi xin đề nghị mạnh dạn bỏ các mức phạt và thay thế bằng quy định nhẹ hơn trong ngành. Hơn nữa, phạt tiền là “lấn sân”, vi phạm nguyên tắc một hành vi bị áp vào 2 bộ luật khác nhau (Luật Dân sự đã quy định rất đầy đủ với các chế tài).
Đồng tình với quan điểm này, TS Trần Thành Nam đề nghị, trước khi dự thảo nghị định được thông qua và thực thi, cần phải có những điều kiện khác để giáo viên thực hiện. Đầu tiên phải có giáo dục cộng đồng và giáo dục kỹ năng cho giáo viên, trong đó có quản lý lớp học. Bên cạnh đó, quy định trong nghị định phải nhất quán với các luật khác. Chẳng hạn, những đối tượng, kể cả phụ huynh vào trường xâm phạm trẻ em đều bị nộp phạt mức tiền giống như áp cho giáo viên có hành vi đó. Với hành vi xâm phạm tinh thần phải có chứng minh hậu quả thì mới kết tội người gây ra phải nộp phạt.
Với dự thảo Nghị định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, nhiều người nhận định còn có không ít khiếm khuyết. Có ý kiến còn lo sợ giống như quy định cấm hút thuốc lá nơi công cộng, sau một thời gian lại như “ném đá ao bèo”. Thậm chí nảy sinh nhiều tiêu cực, tiền thu nộp phạt sẽ chạy vào túi ai? Vì thế, Bộ GD&ĐT cần cân nhắc và chuẩn bị kỹ các điều kiện trước khi đề nghị Chính phủ thông qua.
Phản hồi về việc nhiều giáo viên phản đối vì cho rằng mức tiền phạt từ 20 - 30 triệu đồng đối với hành vi vi phạm thân thể người học là quá nặng, Thanh tra Bộ GD&ĐT cho biết, Bộ đang xây dựng dự thảo nghị định để nhằm mục đích răn đe, tránh vi phạm. Tại Điều 1, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính đã nêu rất rõ. Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức. Do đó, nhà giáo nói chung không chịu sự chế tài của Nghị định này. |
-
Chạy đua luyện thi vào lớp 6 trường điểm
Kinhtedothi - Năm học 2019 - 2020, một số trường THCS chất lượng cao và trường ngoài công lập được lựa chọn phương th...XEM THÊM -
Lấy ý kiến Nhân dân về Dự án Luật Giáo dục (sửa đổi): Đảm bảo tính khoa học và khả thi cho việc tiếp thu
Kinhtedothi - Kết quả lấy ý kiến Nhân dân về Dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) và những vấn đề còn ý kiến khác nhau quanh...XEM THÊM -
Đảm bảo an ninh trật tự ở lễ cầu an chùa Phúc Khánh
Kinhtedothi - Tối 18/2 (tức ngày 14 tháng Giêng Âm lịch), chùa Phúc Khánh (phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa) đã tổ chức...XEM THÊM -
2.180 thanh niên TP Hồ Chí Minh viết đơn tình nguyện nhập ngũ
Kinhtedothi - Trong tổng số 3.800 thanh niên chính thức lên đường nhập ngũ năm 2019 tại TP Hồ Chí Minh, có tới 2.180 ...XEM THÊM -
Thăm, tặng quà thương binh từng tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc
Kinhtedothi - Nhân dịp kỷ niệm 40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, chiều 18/2, Hội Liên hiệp...XEM THÊM -
Quảng Ngãi: Nổ đường ống dẫn khí gas, 3 người bị thương nặng
Kinhtedothi - Ngày 18/2, đã xảy ra một vụ nổ khí gas tại Công ty TNHH Khí công nghiệp Tuấn An (trụ sở đặt tại Phân kh...XEM THÊM
-
Huyện đoàn Đan Phượng phấn đấu trồng mới 500 cây xanh
Kinhtedothi - Ngày 18/2, Huyện đoàn Đan Phượng phát động hưởng ứng Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ và triển khai Tháng Thanh niên năm 2019.18-02-2019 16:38
-
Hỗ trợ mua BHYT cho nạn nhân bom mìn, vật nổ sau chiến tranh
Kinhtedothi - Theo Nghị định số 18/2019/NĐ-CP về quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh vừa được Chính phủ ban hành và có hiệu lực từ ngày 20/3/2019, nạn n...18-02-2019 16:25
-
Vận động 300 người đăng ký hiến tặng mô, tạng nhân đạo
Kinhtedothi - Ngày 18/2, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) TP Hà Nội tổ chức chương trình “Xuân nhân ái - Cho đi là còn mãi”, phát động đăng ký hiến tặng mô, tạng trong các cấp Hội CTĐ TP.18-02-2019 14:09
-
Ngành Kỹ thuật ô tô đón đầu xu thế phát triển
Kinhtedothi - Trước nhu cầu nhân lực ngành công nghiệp ô tô ngày càng phát triển, năm 2019, trường Đại học (ĐH) Thủy lợi đã mở và bắt đầu tuyển sinh ngành Kỹ thuật ô tô.18-02-2019 09:10
-
Bí thư Chi bộ với sáng kiến quản lý dân cư qua bản đồ số
Kinhtedothi - Với sáng kiến “Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào quản lý dân cư ở Tổ dân phố”, ông Nguyễn Mạnh Hoạt (SN 1947), Bí thư Chi bộ Tổ dân phố (TDP) số 7, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ...18-02-2019 08:53
- Hà Nội nghiêm cấm sử dụng xe công đi lễ hội
- Hà Nội: Khởi công cầu vượt sông Bắc Linh Đàm
- Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải: Nâng cao năng lực dự báo để hạn chế tác động tới sự phát triển Thủ đô
- Phê duyệt kế hoạch sử dụng đất tại huyện Đông Anh
- Hà Nội tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư, du lịch với Nhật Bản vào cuối tháng 3
- Chủ tịch Nguyễn Đức Chung: Mọi mô hình xã hội đều phải hướng đến người dân
- Mưa đá, dông lốc khiến 5 người bị thương, hàng ngàn ngôi nhà bị hư hại
- Cờ bạc vẫn nở rộ sau Tết
- Chạy đua luyện thi vào lớp 6 trường điểm