Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phát triển bảo hiểm y tế học sinh sinh viên- nguồn nhân lực tương lai của đất nước

Kinhtedothi - Phát triển bảo hiểm y tế (BHYT) học sinh sinh viên (HSSV) những năm qua đã có sự tiến bộ vượt bậc, số lượng tăng dần qua các năm. Đến năm học 2018-2019 đã có hơn 17 triệu (chiếm 95,3%) HSSV tham gia BHYT. Để phấn đấu đạt tỷ lệ 100% cần có nhiều giải pháp đồng bộ.
Nâng dần tỷ lệ đóng qua các năm
Theo thống kê của Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam, nếu như năm học 2009-2010 có khoảng 10,7 triệu (gần 70%) HSSV tham gia BHYT, thì đến năm 2016 cả nước có khoảng 15,9 triệu HSSV tham gia BHYT, đạt tỷ lệ hơn 92,5%; năm 2017 có hơn 16 triệu em tham gia, chiếm hơn 93% và đến năm học 2018-2019 đã có hơn 17 triệu (chiếm 95,3%) HSSV tham gia BHYT.

Bộ GD&ĐT đánh giá, trong xu thế quyền lợi BHYT ngày càng mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được tăng lên, HSSV đang được hưởng thụ nhiều lợi ích khi đi khám chữa bệnh BHYT. Quỹ BHYT đã chi trả cho rất nhiều bệnh nhân là HSSV mắc các bệnh nan y, mạn tính như điều trị suy thận bằng chạy thận nhân tạo; điều trị bệnh ung thư, phẫu thuật tim mạch với chi phí từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng/một trường hợp mắc bệnh.
 
Theo số liệu thống kê, tính từ ngày 1/7/2018 đến ngày 31/7/2019 trên hệ thống thông tin giám định BHYT của đối tượng HSSV có 8.288.343 lượt khám chữa bệnh, với số tiền đề nghị bảo hiểm thanh toán là 2.399 tỷ đồng. Các trường hợp HSSV được Quỹ khám, chữa bệnh BHYT chi trả chi phí điều trị nội trú lớn từ 100 triệu đồng trở lên, tính từ ngày 1/7/2019 đến ngày 31/7/2019 là 512 lượt thẻ học sinh. Trong đó, có 499 lượt khám chữa bệnh, chi phí từ 100-500 triệu đồng/đợt điều trị; có 13 lượt khám chữa bệnh, chi phí trên 500 triệu đồng/đợt điều trị, trong đó có 2 bệnh nhân chi phí cho BHYT trên 1 tỷ đồng/đợt điều trị.
Bảo đảm mọi HSSV được thụ hưởng chính sách
Đánh giá cao về việc đẩy nhanh tốc độ bao phủ BHYT HSSV thời gian qua, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi cho rằng, việc thực hiện BHYT bao phủ tất cả HSSV không chỉ đem lại lợi ích cho cá nhân HSSV, mà nó còn thể hiện trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng và đối với xã hội, rèn luyện tư tưởng tác phong của thế hệ trẻ... Trong các văn bản chỉ đạo của Chính phủ về BHYT toàn dân, HSSV luôn được xác định là nhóm đối tượng trọng tâm cần sớm đạt tỷ lệ tham gia 100%, nhưng hiện vẫn còn khoảng 6% HSSV chưa tham gia BHYT, đây cũng là vấn đề đặt ra đối với mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn diện cho nguồn nhân lực tương lai của đất nước.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện BHYT đối với HSSV đã gặp một số khó khăn, vướng mắc. Theo Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn, tỷ lệ cao không tham gia BHYT thường rơi vào sinh viên các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề chưa tích cực tham gia BHYT (chủ yếu chỉ tham gia năm thứ nhất); do nhận thức của một bộ phận HSSV cho rằng họ ít ốm đau nên không tham gia BHYT.

Hạn chế thứ hai là HSSV có thể thuộc nhiều nhóm đối tượng khác nhau, ví dụ như hộ gia đình, cận nghèo, nghèo... Một số địa phương do ngân sách hạn hẹp nên không hỗ trợ thêm cho HSSV ngoài mức hỗ trợ của ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, sự không đồng đều về cơ sở vật chất, nhân lực, trình độ của y tế cơ sở tại các vùng miền, địa phương có thể lúc không đáp ứng được nhu cầu chăm sóc, tạo nên rào cản.

Phó Tổng Giám đốc Phạm Lương Sơn cho biết, để thực hiện tốt hơn nữa công tác BHYT HSSV, tiến tới đạt mục tiêu bao phủ 100%, cần phải giữ vững và tiếp tục nâng cao nhận thức của các nhà quản lý, người dân nói chung, các bậc cha mẹ nói riêng về ý thức trách nhiệm cũng như lợi ích khi tham gia BHYT. Cần đưa chương trình giáo dục về an sinh xã hội nói chung, BHXH, BHYT nói riêng vào chương trình giáo dục trong nhà trường...

Bên cạnh đó, phải hướng tới sự hài lòng của người bệnh, của các nhóm đối tượng tham gia BHYT khi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, trong đó có HSSV. Tại nhà trường, các cơ quan quản lý nhà nước phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy định, trong đó xác định cụ thể các điều kiện khả thi, hướng dẫn cụ thể việc tổ chức thực hiện… để nguồn kinh phí được trích từ quỹ BHYT bảo đảm tốt hơn nữa công tác chăm sóc sức khoẻ cho các em trong thời gian học tập tại trường. Đồng thời, ngành BHXH cũng nâng cao hơn nữa trách nhiệm của cơ quan thực hiện chính sách thông qua cải cách hành chính, chuyển mạnh sang tinh thần phục vụ; đẩy mạnh tuyên truyền qua nhiều hình thức để nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức liên quan, các cơ sở giáo dục, thầy cô giáo cũng như nhận thức của các em HSSV cùng các bậc phụ huynh…, để tất cả mọi người trong xã hội hiểu rằng việc thực hiện chính sách, tham gia BHYT không chỉ là trách nhiệm đối với cá nhân mà còn là trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với cộng đồng, với xã hội.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hành trình 33 năm xây dựng niềm tin và chăm sóc thị lực cộng đồng

Hành trình 33 năm xây dựng niềm tin và chăm sóc thị lực cộng đồng

16 Jul, 04:56 PM

Kinhtedothi - Với hơn 33 năm hình thành và phát triển, Hệ Thống Mắt Kính Sài Gòn Hà Nội đã khẳng định được uy tín và vị thế vững chắc trên thị trường mắt kính Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở việc đầu tư hệ thống cửa hàng hiện đại, sang trọng, thương hiệu còn chú trọng đến chất lượng sản phẩm, chuyên môn đội ngũ nhân viên và đặc biệt là chăm sóc sức khỏe thị lực cho cộng đồng.

Tiết canh lợn: món “khoái khẩu” tiềm ẩn mầm bệnh chết người

Tiết canh lợn: món “khoái khẩu” tiềm ẩn mầm bệnh chết người

16 Jul, 04:55 PM

Kinhtedothi - Dù các chuyên gia đã liên tục lên tiếng cảnh báo về những mối nguy hại khôn lường, đặc biệt là nguy cơ nhiễm liên cầu lợn, nhưng thực tế, các cơ sở y tế vẫn thường xuyên tiếp nhận các ca bệnh nặng do ăn tiết canh, để lại những hậu quả đáng tiếc.

Phong trào “Bình dân học vụ số” giải pháp dài hạn, phát triển mô hình y tế thông minh

Phong trào “Bình dân học vụ số” giải pháp dài hạn, phát triển mô hình y tế thông minh

16 Jul, 10:01 AM

Kinhtedothi - Thực hiện Kế hoạch của Sở Y tế Hà Nội về triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” ngành y tế Hà Nội, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội đã ban hành Kế hoạch hoạt động này nhằm từng bước nâng cao năng lực số cho toàn thể viên chức, người lao động, tạo nền tảng thúc đẩy chuyển đổi số hiệu quả và bền vững tại đơn vị.

Hà Nội không chủ quan, quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết

Hà Nội không chủ quan, quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết

15 Jul, 08:19 PM

Kinhtedothi - Chiều 15/7, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương – Trưởng đoàn kiểm tra của Bộ Y tế đã có cuộc làm việc với TP Hà Nội về công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn TP. Tiếp đoàn có Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Thu Hà - Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TP.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ