Phát triển chuỗi nông sản an toàn: Hà Nội đi đầu cả nước
Kinhtedothi - Với mục tiêu cung ứng nguồn nông sản an toàn cho người tiêu dùng Thủ đô, thời gian qua, ngành nông nghiệp Hà Nội đã phối hợp với các DN, hợp tác xã (HTX) đẩy mạnh xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ. Đến nay, Hà Nội đã dẫn đầu cả nước về phát triển chuỗi nông sản an toàn, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.
Tin liên quan
-
Xúc tiến thương mại tiêu thụ nông sản an toàn TP Hà Nội 2020
- Gỡ đầu ra cho nông sản an toàn huyện Phúc Thọ
Sơ chế, đóng gói rau an toàn tại Hợp tác xã Kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Văn Đức, huyện Gia Lâm. Ảnh: Bình Minh |
Hiệu quả kinh tế caoĐể đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm rau an toàn vào hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích, bếp ăn tập thể, những năm qua, HTX Kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Văn Đức (huyện Gia Lâm) đã xây dựng chuỗi rau Văn Đức. "Với diện tích 250ha sản xuất rau an toàn, trong đó có 15ha sản xuất theo quy trình VietGAP, trung bình mỗi ngày HTX cung cấp ra thị trường 50 tấn rau các loại, mang lại hiệu quả kinh tế 450 - 500 triệu đồng/ha/năm" - Giám đốc HTX Kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Văn Đức Nguyễn Văn Minh cho hay.Tương tự, từ khi tham gia chuỗi chăn nuôi và tiêu thụ (năm 2018), gà Mía Sơn Tây đã được nhiều đơn vị ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Chủ tịch Hội Chăn nuôi và tiêu thụ gà Mía Sơn Tây Nguyễn Quốc Quân chia sẻ, với quy mô chăn nuôi 100.000 con gà, hiện chuỗi cung cấp ra thị trường 0,5 tấn thịt gà/ngày và hơn 1 triệu con gà giống/tháng, được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng.Đây là 2 trong số 141 chuỗi liên kết nông sản an toàn trên địa bàn Hà Nội phát huy hiệu quả, tạo nguồn cung thực phẩm an toàn cho người dân Thủ đô. Đáng chú ý, các hộ sản xuất, HTX tham gia chuỗi liên kết giúp gia tăng giá trị sản phẩm lên 10 - 15% so với khi chưa sản xuất theo chuỗi. Nhiều sản phẩm đã tìm được thị trường đầu ra ổn định là hệ thống cửa hàng phân phối tiện ích, bếp ăn tập thể...Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá, Hà Nội là địa phương đi đầu cả nước về phát triển chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản. Đến nay, cả nước có 1.642 chuỗi liên kết nông sản thì Hà Nội có 141 chuỗi (chiếm 8,8%). Đây là điều kiện thuận lợi cho TP kiểm soát, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu của thị trường và ổn định khâu tiêu thụ. Từ đó, tăng sức cạnh tranh của các mặt hàng nông sản Thủ đô ở thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.Tiếp tục hỗ trợ các chủ thể tham gia chuỗiViệc xây dựng chuỗi nông sản an toàn mang lại nhiều lợi ích cho người sản xuất và tiêu dùng, tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế. Theo Giám đốc Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội Hoàng Thị Hòa, sự kết hợp giữa các khâu trong chuỗi còn lỏng lẻo, với trồng trọt, sản phẩm chưa có tính rải vụ, phần lớn tiêu thụ ở dạng tươi, không qua sơ chế. Trong chăn nuôi, việc kết nối các khâu giết mổ, sơ chế, bảo quản sản phẩm gia súc, gia cầm còn khó khăn do chăn nuôi và giết mổ nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ lệ cao. Chưa kể, việc kết nối DN trong bao tiêu sản phẩm cho nông dân chưa chặt chẽ dẫn tới giá nông sản không ổn định.Nhằm tạo động lực mới phát triển các chuỗi nông sản, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, TP đã và đang đưa ra nhiều giải pháp triển khai thực hiện Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Cụ thể, Hà Nội sẽ tập trung hỗ trợ các chủ thể tham gia chuỗi về chi phí tư vấn xây dựng liên kết; hạ tầng phục vụ liên kết; giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm... Mặt khác, ngành nông nghiệp Thủ đô sẽ phối hợp với các sở, ngành, địa phương tăng cường kết nối các đơn vị, HTX sản xuất, chế biến, xuất khẩu có lợi thế của từng địa phương với DN, siêu thị, chuỗi phân phối… từ đó đẩy mạnh phát triển chuỗi nông sản an toàn.
Các huyện, thị xã cần quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, quy mô lớn gắn với sơ chế, bảo quản sản phẩm. Đồng thời, hỗ trợ kinh phí cho các chuỗi giới thiệu, bán sản phẩm; kinh phí phân tích mẫu thực phẩm phục vụ công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm, tránh tình trạng hàng kém chất lượng lưu thông trong chuỗi.Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ |
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Chặn hàng giả trên mạng: Siết trách nhiệm của chủ sàn giao dịch
Kinhtedothi - Tại báo cáo “Danh sách những nơi diễn ra hoạt động mua bán các sản phẩm giả mạo và trái phép năm 2020” ...XEM THÊM -
Làng nghề vượt khó
Kinhtedothi - Từng bước khắc phục những khó khăn do tác động của dịch Covid-19, các làng nghề trên địa bàn Hà Nội đan...XEM THÊM -
Vàng thế giới lao dốc, giá vàng trong nước vẫn "kiên định" đắt hơn gần 8 triệu đồng/lượng
Kinhtedothi - Sáng nay (5/3), giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc mất mốc 1.700 USD/ounce. Giá vàng trong nước giảm nh...XEM THÊM -
Quà tặng online “lên ngôi” dịp 8/3
Kinhtedothi - Mùng 8/3 là ngày lễ nhằm tôn vinh phụ nữ trên toàn thế giới, đây cũng là dịp để phái mạnh thể hiện tình...XEM THÊM -
Xuất khẩu đầu năm: Nhiều tín hiệu lạc quan
Kinhtedothi - Vượt qua những khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, 2 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu ...XEM THÊM -
Giá lợn hơi hôm nay 5/3/2021: 2 miền Trung - Nam biến động nhẹ
Kinhtedothi - Ghi nhận giá lợn hơi hôm nay 5/3, biến động nhẹ so với hôm qua, hiện được thu mua trong khoảng 74.000 -...XEM THÊM
-
Giá tiêu hôm nay 5/3: Bất ngờ tăng sốc, chạm mốc 60.000 đồng/kg
Kinhtedothi - Giá tiêu hôm nay 5/3 trong khoảng 57.500 - 60.000 đồng/kg. Giá tiêu Ấn Độ tiếp tục tăng trưởng.05-03-2021 06:45
-
Giá cà phê hôm nay 5/3: Tiếp đà giảm nhưng các báo cáo đều lạc quan về giá trong năm 2021
Kinhtedothi - Giá cà phê hôm nay 5/3 tiếp đà giảm nhẹ theo giá cà phê 2 sàn phái sinh. Giá các loại tiền ảo và chứng khoán trong phiên vừa qua cùng tăng, kéo dòng tiền rời xa thị trường nông sản, t...05-03-2021 06:28
-
Hà Nội: Sẵn sàng "giải cứu" nông sản
Kinhtedothi - Đây là thông tin được đại diện Sở Công Thương Hà Nội đưa ra tại buổi họp báo thường kỳ tháng 2/2021 của UBND TP Hà Nội vào chiều 4/3.04-03-2021 20:26
-
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2021 vẫn sôi động
Kinhtedothi - Lượng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành giảm mạnh trong quý 4, nhưng năm 2020 vẫn là một năm tăng trưởng bùng nổ, với mức tăng 48,4% so với năm 2019. Dự báo năm 2021 lượng TPDN...04-03-2021 17:45
-
[Infographic] 2 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 7,4%
Kinhtedothi - Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, sản xuất công nghiệp tháng 2/2021 ước tính giảm so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước do số ngày làm việc của tháng Hai năm nay ít hơn 8 ng...04-03-2021 17:07
- Nhà báo Nguyễn Minh Đức – Tổng biên tập báo Kinh tế & Đô thị: "Cần có tổ chức chuyên nghiệp đứng ra làm trung gian"
- Vaccine “made in Việt Nam” Covivac ngừa Covid-19 : Đã có hơn 400 người đăng ký tiêm thử nghiệm
- Quá trình lắp ráp robot đào hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội có gì đặc biệt
- Ông Phùng Văn Dũng được bổ nhiệm làm Phó Trưởng ban Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội
- Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh trao quyết định tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm cán bộ
- Hà Nội: Từ đêm 6/3 trời chuyển rét, nhiệt độ thấp nhất 16 -18 độ
- [Infographic] 10 đơn vị bầu cử tại Hà Nội và số đại biểu Quốc hội được bầu
- Ngày 8/3, những liều vaccine Covid-19 đầu tiên sẽ được tiêm tại Việt Nam
- Sáng 5/3, hoàn thành hạ giải 2 cánh cửa mới, trả lại nguyên trạng cho Di tích Quốc gia đặc biệt đình Tây Đằng