Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phát triển đô thị bền vững: Xanh hóa từ quy hoạch

Kinhtedothi - Thời gian gần đây, chỉ số chất lượng không khí tại Hà Nội luôn ở mức kém. Nguyên nhân được chỉ ra do nhiều yếu tố, trong đó có hệ lụy của quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Do đó, để hướng tới xây dựng mô hình đô thị xanh, phát triển Thủ đô bền vững, việc nhận diện được các yếu tố xanh và gắn chặt trong quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng đô thị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Khu đô thị xanh Vinhomes Riverside - Long Biên. Ảnh: Công Hùng
Diện tích thảm xanh trên đầu người chưa đạt
Đồ án Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến 2030 tầm nhìn 2050 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 đã đặt mục tiêu xây dựng Hà Nội trở thành TP “Xanh - văn hiến - văn minh - hiện đại”. Yếu tố xanh được đặt lên hàng đầu trong xây dựng phát triển Thủ đô. Không gian xanh của TP đã được xác định bao gồm hành lang xanh, vành đai xanh dọc sông Nhuệ, các nêm xanh và các công viên đô thị. Hành lang xanh gồm khu vực nông thôn, hệ thống sông hồ, đồi núi, rừng tự nhiên, vùng nông nghiệp và mặt nước bao gồm hệ thống sông, hồ, đầm… Việc khai thác, duy trì hành lang xanh kết hợp với hệ thống sông hồ, đồi núi, rừng tự nhiên, vùng nông nghiệp… để trở thành khu hậu cần phục vụ đô thị, giữ gìn cảnh quan và đảm bảo môi trường sống đô thị.
Thời gian tới, khi điều chỉnh quy hoạch chung Hà Nội thì các không gian xanh phải được tính lại trong tất cả các bài toán về phát triển nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, bất động sản, không gian công cộng… Chỉ khi quy hoạch được làm mang tính tích hợp cao thì mới hy vọng có được một kịch bản phát triển xanh, bền vững cho Thủ đô.
Ủy viên Hội Kiến trúc sư Hà Nội - KTS Trần Huy Ánh
Tuy nhiên, thực tế qua hơn một thập kỷ Hà Nội được mở rộng, những mục tiêu đó chưa đạt được như kỳ vọng. Tình trạng ngập úng vẫn xảy ra, ô nhiễm môi trường không khí, nước thải, rác thải ngày càng gia tăng. Mặc dù TP đã rất tập trung trồng mới hàng triệu cây xanh nhưng diện tích thảm xanh trên đầu người chưa đạt và còn xa với tiêu chuẩn cần thiết về cây xanh đô thị . Theo các số liệu thống kê, diện tích cây xanh bình quân đầu người ở Hà Nội rất thấp, chỉ có 2m2. Thậm chí trong đồ án Quy hoạch chung Hà Nội năm 2011 đã đưa ra nhiệm vụ là phải loại bỏ khỏi vành đai xanh (thuộc lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy) hàng trăm dự án đô thị trong tổng số 740 dự án rà soát nhưng trên thực tế đến nay các dự án đô thị, bất động sản tại khu vực này vẫn xuất hiện.
Cần đảm bảo sự cân bằng sinh thái
Theo KTS Trần Huy Ánh (Hội Kiến trúc sư Hà Nội), Hà Nội hội tụ đầy đủ nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển đô thị xanh. Thế nhưng, trong việc thực hiện quy hoạch chung Hà Nội thì sự cân bằng của môi trường xanh không đạt được như mong muốn, nhiều vùng nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, những vùng lúa, mặt nước của ao hồ… bị san lấp.
Số liệu thống kế cho thấy, trong vòng 15 năm, từ 1993 - 2008, Hà Nội đã mất 21 hồ, diện tích hồ của TP vì thế giảm từ 850ha xuống còn 547ha. Những vùng xanh của đất nông nghiệp cũng đang dần nhường chỗ cho những dự án xây dựng. TS Nguyễn Quang Minh - Khoa Kiến trúc và Quy hoạch (Đại học Xây dựng) cho rằng, tình trạng thu hẹp không gian xanh và mặt nước trong quá trình đô thị hóa tại Hà Nội vẫn tiếp diễn và có xu thế gia tăng, dù nhận thức của lãnh đạo và nhiều người dân gần đây đã có sự chuyển biến tích cực.
"Trong lý thuyết phát triển xanh – bền vững, các tổ chức quốc tế đã đặt ra mục tiêu phát triển ECO2, đó là đồng thời bảo vệ và cân bằng giữa Sinh thái (Ecology) với phát triển Kinh tế (Economy). Nếu sự cân bằng này chưa được thiết lập thì đô thị sẽ còn phải bỏ ra rất nhiều thời gian, kinh phí, công sức để cải thiện môi trường sống bị ô nhiễm do chính các hoạt động sản xuất và sinh hoạt “không xanh” hàng ngày gây ra" - TS Nguyễn Quang Minh nhấn mạnh.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vì sao bất động sản Đông Bắc TP Hồ Chí Minh trở thành tâm điểm mới, hấp dẫn nhà đầu tư?

Vì sao bất động sản Đông Bắc TP Hồ Chí Minh trở thành tâm điểm mới, hấp dẫn nhà đầu tư?

12 Jul, 06:07 PM

Kinhtedothi - Sau quá trình sáp nhập mở rộng không gian phát triển, khu vực Đông Bắc TP Hồ Chí Minh gồm Thủ Đức, Dĩ An, Thuận An và các vùng giáp ranh Bình Dương – đang nổi lên là một “cực tăng trưởng” bất động sản hấp dẫn bậc nhất phía Nam. Không chỉ nhờ vị trí chiến lược, khu vực này còn ghi điểm nhờ hạ tầng đồng bộ, kết nối vùng hiệu quả và định hướng phát triển thành đô thị thông minh tích hợp đa chức năng.

Bất động sản Khánh Hòa bật tăng sau sáp nhập, cẩn trọng "bong bóng" giá đất

Bất động sản Khánh Hòa bật tăng sau sáp nhập, cẩn trọng "bong bóng" giá đất

09 Jul, 09:31 AM

Kinhtedothi - Sau khi chính thức sáp nhập Ninh Thuận vào Khánh Hòa, thị trường bất động sản (BĐS) Khánh Hòa mới nhanh chóng trở thành một trong những điểm sáng thu hút nhà đầu tư tại Nam Trung Bộ nhờ quỹ đất ven biển mở rộng và hạ tầng ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, giá đất một số khu vực liên tục lập đỉnh so với thu nhập của người dân.

Giải pháp để thị trường bất động sản lành mạnh

Giải pháp để thị trường bất động sản lành mạnh

08 Jul, 05:04 AM

Kinhtedothi - Tại hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết trong việc rà soát và hoàn thiện chính sách thuế đối với đất đai, đặc biệt với tình trạng đất bỏ hoang, đất chậm hoặc không đưa vào sử dụng hiệu quả.

Bảng giá đất mới: Cần lộ trình bài bản và khoa học

Bảng giá đất mới: Cần lộ trình bài bản và khoa học

08 Jul, 05:02 AM

Kinhtedothi - Thị trường bất động sản (BĐS) đang bước vào giai đoạn chuyển mình với những biến động lớn về bảng giá đất tại nhiều địa phương. Sự thay đổi này được kỳ vọng sẽ góp phần giúp thị trường trở nên minh bạch và chuyên nghiệp, nhưng cũng đặt ra hàng loạt thách thức, đòi hỏi một lộ trình điều chỉnh hợp lý.

Thị trường BĐS Hà Nội: bứt tốc mạnh mẽ sau sáp nhập?

Thị trường BĐS Hà Nội: bứt tốc mạnh mẽ sau sáp nhập?

04 Jul, 05:34 PM

Kinhtedothi - Hòa cùng làn sóng đổi mới khi Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền đô thị 2 cấp, các nhà đầu tư không chỉ kỳ vọng vào thủ tục hành chính tinh gọn thuận tiện hơn, mà còn mong đợi cú huých từ hạ tầng để hồi sinh dòng vốn, tạo nên cú bứt tốc mạnh mẽ cho thị trường bất động sản (BĐS) sau sáp nhập.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ