Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phẫu thuật chỉnh cẳng chân bị biến dạng của bệnh nhi

Kinhtedothi - Mắc chứng loạn sản xơ xương hiếm gặp, chân trái của bệnh nhi cong vẹo, đôi khi bị gãy xương, tình trạng bệnh tiến triển nặng theo thời gian. Chính vì vậy, các bác sĩ quyết định phẫu thuật để lấy lại chức năng vận động cho em.
Cẳng chân trái của V.A. trước và sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC
Bệnh nhi đặc biệt tên là T.V.A. (8 tuổi, Thái Nguyên), cẳng chân trái bị sưng nề từ khi em được 4 tháng tuổi. Tại bệnh viện địa phương, cháu được các bác sĩ chẩn đoán mắc u xương. Gia đình chuyển con đến Bệnh viện Nhi T.Ư để điều trị. Sau khi sinh thiết u, các bác sĩ kết luận bé A mắc loạn sản xơ xương. Cháu được chỉ định điều trị phục hồi chức năng nhưng tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
Trước tình hình đó, V.A. được chỉ định phẫu thuật. Các bác sĩ cắt ổ gãy, chỉnh thẳng trục ở cẳng chân và đóng đinh cố định. Sau đó, tình trạng bệnh của V.A. ổn định, cẳng chân thẳng, chỉ cần đợi liền xương để tập đi.
Theo bác sĩ Lê Tuấn Anh - Phó Trưởng khoa Chỉnh hình, loạn sản xơ xương là bệnh lý xương mạn tính không di truyền, trong đó mô xương lành bị thay thế bằng mô xơ. Khi xương phát triển, mô xơ mềm lan rộng, làm xương yếu đi, biến dạng và dễ gãy. Bệnh thường xảy ra ở tuổi thiếu niên, từ 3 -15 tuổi. Tỷ lệ nam giới và nữ giới mắc bệnh tương đương nhau.
Loạn sản xơ xương là bệnh lành tính, chiếm khoảng 5% u xương. Tuy nhiên, bệnh có thể diễn biến nặng, gây đau xương, biến dạng xương, gãy xương bệnh lý, khó khăn khi đi lại. Nguy cơ gãy xương hay biến dạng thân xương cao hơn ở các xương dài như xương đùi, xương chày, xương cánh tay và có nguy cơ ung thư xương.
Bên cạnh đó, có thể gây tổn thương ngoài xương như tạo ra mảng sắc tố da, dậy thì sớm và cường giáp, hội chứng Cushing, cường cận giáp, còi xương giảm phospho máu. Trong một số ít trường hợp, loạn sản xơ xương có thể kết hợp với bất thường nội tiết, giảm thị lực và giảm thính lực khi tổn thương xương sọ mặt chèn ép thần kinh thị giác và thính giác. Tuy nhiên, đây là biến chứng hiếm gặp.
Bác sĩ Tuấn Anh cho biết, hiện chưa có phương pháp đặc trị nào để điều trị khỏi bệnh này. Các bệnh nhân không có triệu chứng thì không cần phải điều trị. Trong trường hợp điều trị nội khoa, bệnh nhân cần đeo nẹp để dự phòng và điều trị các biến dạng xương nặng và gãy xương, đặc biệt là các xương chịu tải; khắc phục sự khác nhau độ dài chi dưới; giải phóng chèn ép thần kinh, đặc biệt ở vùng sọ mặt hoặc uốn thẳng, làm mạnh xương bị tổn thương.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cả nước ghi nhận 8.614 ca mắc sởi

Cả nước ghi nhận 8.614 ca mắc sởi

19 Apr, 08:47 PM

Kinhtedothi - Theo Bộ Y tế, trong tuần, cả nước ghi nhận 4.122 ca nghi sởi, giảm 8,8% so với tuần trước (4.519 ca) và ghi nhận 2 ca tử vong liên quan đến sởi, trong đó một ca đang điều trị ung thư, có nhiều bệnh nền và một ca trẻ nhập viện muộn sau 3 ngày.

Bộ Y tế khuyến cáo khi mua và dùng thực phẩm chức năng

Bộ Y tế khuyến cáo khi mua và dùng thực phẩm chức năng

19 Apr, 05:47 AM

Kinhtedothi - Theo Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế, thực phẩm bảo vệ sức khỏe là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh.

Còn bao nhiêu bệnh viện tiếp thị cho sữa của công ty sản xuất hàng giả?

Còn bao nhiêu bệnh viện tiếp thị cho sữa của công ty sản xuất hàng giả?

18 Apr, 04:03 PM

Kinhtedothi - Trước thông tin Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận, sau Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 lên tiếng, thì Bệnh viện (BV) Đa khoa tỉnh Bắc Kạn cho biết, đã rà soát toàn bộ sản phẩm sữa đang được sử dụng tại đơn vị. 

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ