Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch mạng lưới đường sắt

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký Quyết định số 82/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu lập quy hoạch nhằm nghiên cứu các phương án phát triển mạng lưới đường sắt quốc gia đến năm 2050, đưa ra lộ trình đầu tư phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, đảm bảo kết nối ngành, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và hạn chế ô nhiễm môi trường; tăng cường năng lực hội nhập của nền kinh tế trên cơ sở xây dựng mạng lưới đường sắt hiện đại, nâng cao tính thị trường, tập trung phát triển các hành lang vận tải gắn kết chặt chẽ với các hành lang kinh tế đô thị và nông thôn.

 Ảnh minh họa.

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp chủ yếu về cơ chế, chính sách phát triển mạng lưới đường sắt; là một công cụ hiệu quả, hiệu lực của Nhà nước trong việc điều hành phát triển giao thông vận tải đường sắt, đồng thời là cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển ngành giao thông vận tải 5 năm và hằng năm. 

Nội dung quy hoạch cần phân tích, đánh giá yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh và thực trạng về phân bố, sử dụng không gian của mạng lưới đường sắt; dự báo xu thế phát triển, kịch bản phát triển và biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến mạng lưới đường sắt; đánh giá về sự liên kết ngành, liên kết vùng trong việc phát triển mạng lưới đường sắt.

Xác định yêu cầu của phát triển kinh tế-xã hội đối với việc phát triển mạng lưới đường sắt trong kỳ quy hoạch; những cơ hội và thách thức; xác định các quan điểm, mục tiêu phát triển mạng lưới đường sắt.

Về phương án phát triển mạng lưới đường sắt, định hướng phân bố không gian phát triển mạng lưới đường sắt, xác định quy mô, mạng lưới đường, định hướng kết nối với các lĩnh vực giao thông vận tải khác và kết nối với các đầu mối giao thông quan trọng (cảng hàng không, cảng biển, cảng đường thủy nội địa,...).

Bên cạnh đó, xác định loại hình, vai trò, vị trí, quy mô, định hướng khai thác, sử dụng và các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, công nghệ gắn với phân cấp, phân loại theo quy định của pháp luật chuyên ngành đối với các tuyến đường quan trọng trong mạng lưới đường sắt.

Đồng thời, định hướng kết nối giữa các phương thức vận tải, giữa mạng lưới đường sắt trong nước và quốc tế, kết nối với hệ thống đô thị và nông thôn, hệ thống cơ sở hạ tầng phòng, chống thiên tai và thủy lợi, hệ thống du lịch và các hệ thống kết cấu hạ tầng khác.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Xu hướng xanh hóa bê tông hạ tầng giao thông đô thị

Xu hướng xanh hóa bê tông hạ tầng giao thông đô thị

30 Jun, 06:01 AM

Kinhtedothi - Hệ lụy từ biến đổi khí hậu và đô thị hóa nhanh chóng đang thúc giục các TP trên khắp thế giới tìm kiếm những giải pháp sáng tạo để biến đổi môi trường sống, hướng tới sự bền vững, hài hòa với thiên nhiên.

Phát huy thế mạnh Vùng Thủ đô

Phát huy thế mạnh Vùng Thủ đô

27 Jun, 05:00 AM

Kinhtedothi - Để Hà Nội chủ động liên kết, dẫn dắt Vùng Thủ đô, tạo hiệu ứng lan tỏa, tương xứng với tiềm năng và vị thế vốn có, Luật Thủ đô 2024 quy định việc liên kết, phát triển vùng của Hà Nội không chỉ giới hạn trong phạm vi 10 tỉnh, TP thuộc khu vực Vùng Thủ đô như hiện nay, mà còn bao hàm cả việc liên kết, phát triển với các địa phương khác trong Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng trung du miền núi phía Bắc và các tỉnh, TP khác.

Xây dựng tiết kiệm năng lượng: Đòi hỏi tất yếu

Xây dựng tiết kiệm năng lượng: Đòi hỏi tất yếu

27 Jun, 04:56 AM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh giá năng lượng biến động, áp lực giảm phát thải và hướng đến mục tiêu Net‑Zero vào năm 2050, xu hướng xây dựng tiết kiệm năng lượng đang trở thành trụ cột quan trọng của ngành xây dựng tại Việt Nam. Bằng việc tối ưu thiết kế, áp dụng vật liệu hiệu quả và chính sách hỗ trợ, công trình không chỉ tiết kiệm chi phí vận hành mà còn góp phần bảo vệ môi trường lâu dài.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ