Phiên 11/9: Nhóm bluechip vẫn gặp khó, VN-Index mất mốc 970 điểm

Bích Hời
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Phiên giao dịch hôm nay, tổng thanh khoản trên thị trường tăng, nhưng khối lượng và giá trị tăng amnhj trong giao dịch thoả thuận, còn trên sàn niêm yết nhà đầu tư tiếp tục thận trọng. Do đó, VN-Index đã đánh mất mốc 970 điểm.

Phiên sáng thanh khoản vượt trội trong thoả thuận

Bước vào phiên giao dịch sáng nay, chỉ số VN-Index mở cửa trong sắc đỏ, nhưng sau đó nhanh chóng kéo lên mốc 978 điểm khi một số mã cổ phiếu vốn hoá lớn đảo chiều đi lên. Nhưng ở ngưỡng kháng cự này VN-Index bị đẩy nhanh về sát vùng 970 điểm. Vào thời điểm khớp ATC cuối phiên sáng, nhiều cổ phiếu bluechip lại chịu áp lực bán mạnh, đẩy chỉ số VN-Index giảm điểm.

Trên sàn HOSE những mã đứng đầu sàn về vốn hoá hầu hết đền giảm giá như: VIC, VHM, VNM, GAS, BID, … Giảm giá sâu nhất nhóm VN30 là ROS mất 2,86% xuống 27.200 đồng/CP, khớp với 2,15 triệu đơn vị.
 Nhóm cổ phiếu nhỏm đua sắc xanh, những bluechip vẫn gặp khó, VN-Index giảm điểm.
Tăng giá chỉ có số ít mã nhưng mức tăng cũng không cao như: VCB, SAB, MSN, HPG, NVL, MBB, HVN. HPG tăng mạnh nhất 2,35% lên 21.800 đồng khớp lệnh đứng đầu sàn đạt 2,91 triệu đơn vị; MSN tăng 1,45% lên 77.200 đồng/CP, khớp 0,24 triệu đơn vị.

Đóng cửa phiên sáng, với 121 mã tăng, 155 mã giảm, VN-Index giảm 2,33 điểm xuống 967,93 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 85 triệu đơn vị, giá trị 2.189 tỷ đồng, tăng 12,4% về khối lượng và tăng 32% về giá trị so với phiên sáng hôm qua.

Như đã nói ở trên, phiên sáng tăng về khối lượng và giá trị giao dịch chủ yếu qua thỏa thuận, với 40 triệu đơn vị, giá trị 1.235,6 tỷ đồng, chiếm đến 1/2 giá trị và khối lượng giao dịch toàn phiên trên HOSE. Trong đó, ROS có khối lượng giao dịch lớn nhất đạt 13 triệu đơn vị, giá trị 344,5 tỷ đồng; MSN có 5,38 triệu đơn vị, giá trị 409 tỷ đồng.

Phiên chiều bluechip đầu sàn vẫn gặp khó

Bước vào phiên giao dịch buổi chiều, một số mã trong nhóm cổ phiếu VN30 đã nhận hỗ trợ của dòng tiền bắt đáy đi lên, VN-Index đã có lúc tiến gần sát đến mốc 970 điểm. Tuy nhiên, tại mốc điểm này VN-Index lại đào chiều đi xuống, khi một số mã bị giằng co mạnh quanh giá tham chiếu.

Chốt phiên, số mã VN30 đứng sắc xanh đã tăng từ 8 mã hôm qua lên 13 mã, chỉ còn 13 mã giảm. Tuy nhiên những mã tăng đều đứng top giữa và cuối bảng VN30. Nhóm cổ phiếu vốn hoá nhất sàn HOSE vẫn chịu áp lực điều chỉnh giảm khá sâu, như: VIC, VNM, BID, SAB, GAS, … khiến cho VN-Index chỉ thu hẹp đà giảm điểm so với phiên sáng.

Những mã VN30 đảo chiều thành công hỗ trợ chỉ số trong phiên chiều có: VCB tăng 0,64% lên 78.200 đồng/CP; MSN tăng 2,5% lên 78.000 đồng/CP; TCB tăng 1,4% lên 21.750 đồng/CP; HPG tăng mạnh 3,52% lên 22.050 đồng/CP; VRE tăng 0,74% lên 33.950 đồng/CP; CTG tăng 0,25% lên 19.800 đồng/CP; VJC tăng 0,23% lên 133.600 đồng/CP; … HPG khớp lệnh cao thứ 2 trên HOSE với 4,7 triệu đơn vị. Xanh nhạt còn có TCB, CTG, MBB, FPT, STB, MWG, PNJ, VEE … Những mã VN30 thanh khoản tốt trong phiên với trên 1 triệu đơn vị là TCB, CTG, MBB, FPT, STB, HDB. Trong đó HDB về tham chiếu.

Ở chiều ngược lại, những mã giảm có VIC giảm gần 1% xuống 121.500 đồng/CP; người anh em mã VHM giảm 1,93% xuống 86.300 đồng/CP; VNM giảm 1,29% xuống 122.100 đồng/CP; BHN giảm 1,19% xuống 83.000 đồng/CP; BID cũng giảm gần 1% xuống 38.200 đồng/CP. GAS cũng giảm gần 1% xuống 98.7000 đồng/CP; giảm mạnh nhất là ROS mất 2,5% xuống 27.300 đồng/CP; mã này vẫn dẫn đầu sàn về thanh khoản với 12,74 triệu đơn vị. YEG tiếp tục lao xuống giá sàn đứng 65.600 đồng/CP, sau phiên khởi sắc trước. FTM cũng tiếp tục giảm sàn thứ 19 xuống 6.110 đồng/CP, dư bán sàn hơn 8 triệu đơn vị.

Sau HPG trên HOSE chỉ còn 3 mã thị trường khớp lệnh cao từ 2,3 – 2,5 và 3,2 triệu đơn vị lần lượt là FLC, LDG, TCH. Trong đó FLC đứng sắc đỏ.

Như vậy, thanh khoản èo uột, khiến cho VN-Index không thể vượt qua tham chiếu phiên chiều, mặc dù số lượng mã đứng sắc xanh cao hơn số mã đứng sắc đỏ.

Kết thúc phiên chiều 11/9, 157 mã tăng và 138 mã giảm, chỉ số VN-Index giảm 0,95 điểm xuống 969,31 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 154,5 triệu đơn vị, giá trị 3.764,9 tỷ đồng, giảm 4% về khối lượng và 4% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong số này, giao dịch đã chiếm 1/2 giá trị toàn phiên đạt 1.681,2 tỷ đồng, đạt 59,4 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX sắc xanh le lói đầu phiên sáng và cuối phiên chiều; còn lại phần lớn thời gian cả sáng và chiều chỉ số HNX-Index đều rung lắc dưới tham chiều.

Ngược lại với HOSE, trên HNX nhóm bluechip đã hỗ trợ tích cực cho chỉ số HNX-Index ngược chiều tăng ngoạn mục chót phiên. Cụ thể, ACB khởi sắc tăng 0,46% lên 21.800 đồng/CP; VCS tăng 2,05% lên 84.700 đồng/CP; VCG tăng 0,38% lên 26.400 đồng/CP; PVI tăng 2,74% lên 33.700 đồng/CP; CEO đóng cửa tăng 1% lên 10.100 đồng/CP.

Ngược chiều đi xuống có PVS mất 0,52% xuống 19.300 đồng/CP, khớp tốt nhất HNX với 3,46 triệu đơn vị; SHB đứng giá tham chiếu 6.200 đồng, khớp trên 1 triệu đơn vị. ART đứng tham chiếu.

Đóng cửa phiên, với 64 mã tăng và 49 mã giảm, HNX-Index tăng 0,2 điểm lên 100,17 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 25,47 triệu đơn vị, giá trị 351 tỷ đồng, giảm 32,6% về khối lượng và 37,2% về giá trị so với phiên hôm qua.

Thị trường UPCoM có diễn biến kém hơn 2 sàn niêm yết. Đầu phiên, chỉ số UPCoM-Index tăng nhẹ trên tham chiếu, nhưng chỉ được ít phút đầu phiên, sau đó chỉ số này giảm điểm. Giảm sâu nhất vào cuối phiên sáng và cả phiên chiều. Chốt phiên, với 86 mã tăng, 72 mã giảm, UPCoM-Index giảm 0,33 điểm xuống 55,82 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 21 triệu đơn vị, giá trị 487 tỷ đồng.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần