Phiên cuối tháng 2, rung lắc mạnh VN-Index thoát được sắc đỏ

Bích Hời
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Phiên giao dịch cuối cùng của tháng 2 mặc dù nhiều cổ phiếu lớn đã nỗ lực đảo chiều liên tục tăng giá, trước áp lực chốt lời dòng tiền đã đón các cổ phiếu ngân hàng, khiến VN-Index thoát khỏi sắc đỏ.

Phiên giao dịch sáng nay, thị trường chứng khoán trong nước đã chịu áp lực khá lớn từ thị trường chứng khoán thế giới đỏ sàn sau khi vị tân Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có bài phát biểu điều trần trước Quốc hội về việc điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian tới.

Ngay đầu phiên sáng VN-Index sụt giảm mất gần 10 điểm, với hàng loạt các cổ phiếu trong nhóm VN30 lao dốc, như: VNM, GAS, SAB, VIC, VCB, CTG…

Cũng may, những mã này vẫn được nhà đầu tư quan tâm mua mạnh, đã hãm đà giam của thị trường, VN-Index giằng co, rung lắc dữ dội trong vùng từ 1.110 đến 1.130 điểm. Rất may, cuối phiên sáng, VN-Index vẫn giữ được sắc xanh, trong đó nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn dẫn đầu thị trường về mức thanh khoản.

Đứng phiên sáng, VN-Index tăng 4,81 điểm, lên 1.124,42 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 114,76 triệu đơn vị, giá trị 3.707,25 tỷ đồng, tăng 6,6% về khối lượng và hơn 8% về giá trị so với phiên sáng hôm qua.
 Thị trường chứng khoán phiên cuối tháng 2 rung lắc mạnh. Ảnh minh họa.
Sàn HNX, cũng diễn biến cùng nhịp với thị trường nhiều cổ phiếu lao dốc ngay đầu phiên rồi lại đảo chiều tăng giá. Cuối phiên, HNX-Index vẫn giữ được sắc xanh với 0,46 điểm tăng, lên 127,74 điểm. Khối lượng khớp lệnh đạt hơn 35,73 triệu đơn vị, giá trị 520,39 tỷ đồng, tăng nhẹ về khối lượng nhưng giảm 7,3% về giá trị so với phiên sáng hôm qua.

Phiên sáng UpCoM-Index cũng tăng 0,22 điểm, lên 60,29 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 7,3 triệu đơn vị, giá trị trên 131,7 tỷ đồng.

Phiên giao dịch buổi chiều cuối cùng của tháng 2 không có nhiều khác biệt so với buổi sáng. Dòng tiền vẫn vào ra nhóm cổ phiếu ngân hàng và các mã lớn. VN-Index có lúc muốn vượt ngưỡng 1.130 điểm, nhưng trước áp lực chốt lời mạnh, đã đẩy chỉ số này lao dốc.

Những mã làm cho thị trường mất điểm mạnh nhất trong phiên đó là: VNM, MSN, ROS, SAB, VJC, BVH, VRE, HSG … Cụ thể, ROS là mã giảm mạnh nhất mất gần 5% giá, xuống 137.200 đồng/CP. Mã VNM giảm 2% giá, xuống 196.000 đồng/CP. Mã SAB giảm 2,61% giá, xuống 253.200 đồng/CP. Mã MSN giảm 2,41%, xuống 89.200 đồng/CP. BVH giảm 2,9%, xuống 86.000 đồng… Mã STB giảm nhẹ 0,31% giá, nhưng lại là mã có khối lượng khước lệnh cao 15,27 triệu đơn vị. Những mã giảm nhẹ trên dưới 1% giá, nhưng đều khớp lệnh từ trên 1 - 2,24 triệu đơn vị là EIB, HDB, HDB.

Cũng may, các cổ phiếu ngân hàng vẫn là tâm điểm của nhà đầu tư. Có cung và có cầu. Trong đó, CTG tăng mạnh với 4,67% giá, lên 33.600 đồng/CP, có khối lượng khớp lệnh cao tới 18,78 triệu đơn vị dẫn đầu sàn HOSE. MBB tăng 4,88% giá, lên mức cao nhất ngày 34.400 đồng/CP với 11,97 triệu đơn vị được khớp. BID tăng 2,23%, lên 39.000 đồng/CP, khớp 4,52 triệu đơn vị. VPB tăng 1,19% giá, lên 59.600 đồng, khớp 3,33 triệu đơn vị. VCB tăng nhẹ 0,82% giá, lên 73.800 đồng/CP, khớp lệnh 3,48 triệu đơn vị.

Như vậy, dòng tiền đổ vào các mã ngân hàng mạnh đã giúp cho VN-Index đóng cửa vẫn giữ được sắc xanh nhạt, tăng 1,93 điểm, lên 1.121,54 điểm với 132 mã tăng và 156 mã giảm. Khối lượng giao dịch đạt 232,59 triệu đơn vị, với giá trị khớp lệnh đạt 7.853,08 tỷ đồng, tăng 18,26% về khối lượng và 25,81% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 19,23 triệu đơn vị, giá trị 1.026,71 tỷ đồng.

HNX-Index cũng được hỗ trợ bởi các mã có số vốn hóa lớn trên thị trường, đóng cửa phiên chỉ số này đã đứng ở mức cao nhất ngày 128,56 điểm, tăng 0,76 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 61,74 triệu đơn vị, giá trị khớp đạt 950,34 tỷ đồng, tăng 19,25% về khối lượng và 9,8% về giá trị so với phiên hôm qua.
UPCoM-Index cũng tăng nhẹ 0,02 điểm, lên 60,09 điểm, với khối lượng khớp đạt 13,25 triệu đơn vị, giá trị giao dịch thành công đạt 251,75 tỷ đồng được khớp.

Trong phiên hôm nay, khối ngoại đã bán ròng gần 12 triệu đơn vị trên 3 sàn, với giá trị bán ròng trên 503 tỷ đồng, tăng 54% về khối lượng và 143,7% về giá trị so với phiên bán ròng hôm qua. Trong đó, HPG vẫn bị bán mạnh tới hơn 102 tỷ đồng, khối này mua ròng mạnh nhất là VIC với gần 25 tỷ đồng.
Như vậy, cả 3 sàn đóng cửa phiên cuối tháng 2 đều trong sắc xanh và đều dựa vào các cổ phiếu ngân hàng. Theo các chuyên gia, sự phân hóa của các cổ phiếu trên sàn sẽ tiếp tục diễn ra trong các phiên đầu tháng 3.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần