Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình: Tăng trưởng Quý 1/2018 cao nhất trong 10 năm qua

Vũ Minh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 21/5, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã báo cáo trước Quốc hội đánh giá bổ sung kết quả kinh tế xã hội năm 2017 và đánh giá thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2018.

Tăng trưởng đạt 7,38%
Theo Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ: Tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XIV, Chính phủ đã báo cáo tình hình kinh tế-xã hội 9 tháng và ước thực hiện năm 2017. Trong những tháng cuối năm, các ngành, các cấp tiếp tục nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra. Tổng hợp kết quả đạt được cả năm cho thấy, những nhận định, đánh giá đã báo cáo Quốc hội cơ bản phù hợp, trong đó có 7/13 chỉ tiêu đạt kết quả tích cực hơn. Đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,81% (đã báo cáo 6,7%), kim ngạch xuất khẩu tăng 21,2% (đã báo cáo 14,4%) và xuất siêu 2,9 tỷ USD (đã báo cáo nhập siêu 1,5% tổng kim ngạch nhập khẩu).
Bước vào năm 2018, với phương châm “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả”, các bộ, ngành, địa phương đã sớm ban hành các chương trình, kế hoạch hành động; xây dựng kịch bản tăng trưởng theo quý đối với từng ngành, lĩnh vực và thường xuyên kiểm tra, đánh giá thực hiện; tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; đổi mới, tìm các lĩnh vực còn dư địa để có giải pháp thúc đẩy phát triển; tổ chức các Hội nghị toàn quốc về: phòng chống thiên tai, thúc đẩy tăng trưởng, xuất khẩu, logistics, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư xây dựng. Ban hành các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các lĩnh vực trọng yếu và giải quyết những vấn đề cấp bách; đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các công trình trọng điểm quốc gia; phát triển doanh nghiệp, thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng, đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.
 Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình trình bày báo cáo trước Quốc hội đánh giá bổ sung kết quả kinh tế xã hội năm 2017 và đánh giá thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế  xã hội năm 2018.
Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định; lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4 tháng tăng 2,8%; lạm phát cơ bản tăng 1,34%. Chính sách tiền tệ được điều hành chủ động, linh hoạt; hỗ trợ kịp thời các tổ chức tín dụng gặp khó khăn, bảo đảm thanh khoản và an toàn hệ thống. Mặt bằng lãi suất ổn định; tín dụng tập trung cho sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên với lãi suất giảm 0,5 - 1%. Tỷ giá, thị trường ngoại hối ổn định; dự trữ ngoại hối nhà nước đạt 63,5 tỷ USD. Tăng cường năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng, mở rộng quy mô, mạng lưới, phát triển các dịch vụ thanh toán, tín dụng bán lẻ, tiêu dùng; có giải pháp kiểm soát hoạt động liên quan đến tiền ảo..
Một trong những ”điểm sáng” của nền kinh tế đất nước được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đề cập là tăng trưởng kinh tế (GDP) quý I/2018 đạt 7,38%, cao nhất 10 năm qua. Điểm nổi bật là cả 3 khu vực đều tăng cao hơn cùng kỳ: nông nghiệp được mùa, tăng 4,05% (cùng kỳ 2,08%); công nghiệp và xây dựng tăng 9,7% (cùng kỳ 4,48%), trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng mạnh 13,56%; dịch vụ tăng 6,7% (cùng kỳ 6,36%). Sản lượng nhiều sản phẩm công nghiệp, vật liệu xây dựng tăng mạnh so với cùng kỳ. Tổng cầu của nền kinh tế tiếp tục tăng; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng tăng 9,8%, loại trừ yếu tố giá còn tăng 8,5% (cùng kỳ 7%). Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) đạt 52,7 điểm, đứng trong nhóm đầu ASEAN
Đáng chú ý là xuất khẩu tiếp tục đà tăng mạnh trong những tháng đầu năm, nhiều đơn hàng xuất khẩu lớn đã được ký kết; tổng kim ngạch 4 tháng đạt 73,76 tỷ USD, tăng 19%; cơ cấu chuyển dịch tích cực, trong đó nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng 21,8%. Đã mở thêm thị trường xuất khẩu cho một số hàng nông sản như vú sữa, thanh long, vải, chôm chôm, thịt gà… Riêng mặt hàng gạo tăng 22,3% về lượng và 38,3% về kim ngạch, giá bán tốt hơn, có lợi cho nông dân.
Tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 10,1%, chủ yếu là nhập nguyên, vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, xuất khẩu. Tăng cường kiểm soát hoạt động thương mại biên giới và các biện pháp phòng vệ phù hợp với cam kết quốc tế. Xuất siêu 3,4 tỷ USD, góp phần quan trọng cải thiện cán cân thanh toánTổng vốn đầu tư toàn xã hội quý I tăng 10,4% (cùng kỳ 9,5%); trong đó vốn đầu tư tư nhân trong nước tăng mạnh 16,9%, thể hiện rõ kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII) về phát triển kinh tế tư nhân.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện 4 tháng ước đạt 5,1 tỷ USD, tăng 6,3%. Thị trường chứng khoán tiếp tục xu hướng tăng, có thời điểm vượt đỉnh 10 năm (1.170 điểm), hiện đang dao động trong khoảng 1.000 - 1.100 điểm; vốn hóa thị trường cổ phiếu và trái phiếu niêm yết đạt trên 96% GDPThu ngân sách nhà nước 4 tháng tiếp tục tăng cao với 12,1% so với cùng kỳ, đạt 33,8% dự toán; đáp ứng kịp thời các khoản chi theo kế hoạch và các nhiệm vụ cấp bách, mới phát sinh. Công tác quản lý thị trường, giá cả, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại được tăng cường; bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống, không để xảy ra thiếu hàng, sốt giá, nhất là trong dịp lễ, Tết
Trên 41 nghìn DN được thành lập mới trong quý I
Báo cáo của Chính phủ cũng nêu rõ, môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện; cải cách thủ tục hành chính có nhiều tiến bộ. Rà soát, có phương án cắt giảm khoảng 50% điều kiện đầu tư kinh doanh trong các lĩnh vực công thương, y tế, giao thông vận tải, xây dựng, nông nghiệp... Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) bình quân đạt mức cao nhất kể từ khi thực hiện năm 2005 đến nay
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là các quy định về đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường... Tính chung 4 tháng đầu năm 2018, cả nước có 41.295 doanh nghiệp được thành lập mới với số vốn đăng ký ước đạt 412.028 tỷ đồng, tăng 4,3% về số doanh nghiệp và tăng 11,5% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017, tỷ trọng vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 10 tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ. Nếu tính cả 749 nghìn tỷ đồng của gần 12,2 nghìn lượt doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn bổ sung vào nền kinh tế trong 4 tháng năm 2018 là 1.161 nghìn tỷ đồng. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 11.442 doanh nghiệp, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2017; số doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh là 26.277 doanh nghiệp, giảm 4,1%; số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 4.699 doanh nghiệp, tăng 15,8%.
Số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng, tuy nhiên chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, chất lượng hoạt động và năng lực cạnh tranh còn thấp. Trình độ, mức độ ứng dụng công nghệ cũng như quản trị điều hành còn yếu, khả năng tham gia chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu thấp. Kinh doanh cá thể, hộ gia đình vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực kinh tế tư nhân.
Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về đầu tư, quản lý, sử dụng và khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt, đường thủy nội địa, hàng không, hàng hải; triển khai xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía đông; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các công trình trọng điểm quốc gia. Triển khai Chương trình mục tiêu đầu tư hạ tầng khu kinh tế ven biển, cửa khẩu; khu, cụm công nghiệp; khu công nghệ cao và khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng Việt Nam; tăng cường công tác quản lý đô thị, quy hoạch hạ tầng, kiến trúc và phát triển nhà ở xã hội
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện 3 trọng tâm cơ cấu lại nền kinh tế, đặc biệt cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tín dụng được thực hiện quyết liệt hơn so với thời gian trước. Về cơ cấu lại đầu tư công, đã phê duyệt Đề án cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến 2025. Ban hành Nghị định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP); chấn chỉnh một bước những bất cập trong các dự án PPP, nhất là các dự án BOT giao thông. Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về đầu tư, quản lý, sử dụng và khai thác kết cấu hạ
tầng đường sắt, đường thủy nội địa, hàng không, hàng hải; triển khai xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông; tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc đối với các công trình trọng điểm quốc gia. Ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng Việt Nam; tăng cường công tác quản lý đô thị, quy hoạch hạ tầng, kiến trúc và phát triển nhà ở xã hội.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cũng cho biết, trong những gthangs qua, Chính phủ cũng cơ cấu các ngành công nghiệp tiếp tục chuyển dịch tích cực; tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm khoảng 52% (cuối năm 2017 khoảng 51%). Ban hành Chiến lược phát triển ngành cơ khí; triển khai Chương trình quốc gia về quản lý nhu cầu điện giai đoạn 2018-2020, định hướng 2030. Phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, hàm lượng khoa học công nghệ cao, như công nghệ thông tin, truyền thông, tài chính, ngân hàng... Du lịch tiếp tục phát triển mạnh; khách du lịch trong nước 4 tháng đạt 29,6 triệu lượt; khách quốc tế đạt trên 5,55 triệu lượt, tăng 29,5%... Các ngân hàng thương mại yếu kém được kiểm soát chặt chẽ, tập trung xử lý dứt điểm theo nguyên tắc thị trường. Tập trung nguồn lực tài chính để đẩy mạnh xử lý nợ xấu; thực hiện phân loại và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định. Đến cuối tháng 2/2018, tỷ lệ nợ xấu là 2,3%.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần